Vnso
Trong suy nghĩ của công chúng trên thế giới, có lẽ thực sự có hai phiên bản "Giao hưởng 9" của Beethoven. Một phiên bản là riêng phần "Ode to Joy", là một khúc ca hợp xướng, là nét nhạc nổi bật mà dường như ai cũng biết, ai cũng quen và cũng có thể lẩm nhẩm theo được. Phiên bản còn lại là nguyên cả bản giao hưởng gồm 4 chương trọn vẹn, mà giai điệu "Ode to Joy" là một tuyến giai điệu nằm gọn trong chương cuối cùng. Có thể nói, Giao hưởng 9 mang ý nghĩa to lớn đối với số đông người yêu nhạc trên thế giới nói chung, và có ý nghĩa đặc biệt với những khán giả trung thành của dòng âm nhạc cổ điển nói riêng. Ode to Joy đã được đem trình diễn ở những dịp lễ hội lớn, từ những sự kiện mang tính chính trị như kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989, kỷ niệm một trăm năm kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 2018, đến các kỳ thể thao như Thế vận hội Olympic, hay những buổi lễ văn hóa dịp Giáng sinh hàng năm tại Nhật Bản... Giai điệu Ode to Joy đã khảm sâu vào tâm trí hàng triệu người từ khi Beethoven cho công diễn tác phẩm lần đầu vào lần đầu tại Vienna vào ngày 7 tháng 5 năm 1824. Âm điệu đó lôi cuốn người nghe bởi nét mộc mạc, dễ nhớ, và còn lời ca đi cùng nó lại đẹp tuyệt vời bởi tứ thơ của Schiller, là những lời tôn vinh Niềm Vui, ngợi ca phúc lành của thánh thần và hướng tới tình hữu nghị, gắn kết con người với con người:Niềm Vui, ánh chớp đẹp ngời của thánh thần, tựa khuê nữ từ cõi thiên thai
Trong mê say rạo rực ta bước, vào chốn thánh đường của Người
Phép huyền diệu của Người thắt lại: những gì lề thói cách ngăn khe khắt
Ở nơi nào có đôi cánh của người lượn bay, mọi người đều thành anh em.Như vậy, số đông mọi người trên thế giới dù có hay nghe nhạc cổ điển hay không, có lẽ cũng đã biết đến Ode to Joy bởi giai điệu bình dị và ý nghĩa chạm đến trái tim. Bản nhạc đã trở nên bất hủ bởi sức biểu hiện của lời ca: trong đó chứa đựng thông điệp về hòa bình, gắn kết và hạnh phúc. Còn đối với những khán giả trung thành của thể loại giao hưởng, bản số 9 của Beethoven còn mang tính cách mạng bởi sự đổi mới mà tác giả thực hiện trong cấu trúc tác phẩm, là một trong số các tác phẩm khiến Beethoven được gọi là bản lề từ thời kỳ Cổ điển khuôn mẫu sang kỷ nguyên Lãng mạn đầy cảm xúc của thế kỷ 19. Thuật ngữ "giao hưởng" có từ thời cổ đại Hy Lạp, và tùy theo mỗi thời kỳ mà nó mang vài cách hiểu có phần khác nhau, nhưng đặc trưng cốt lõi vẫn chỉ có một: đó là sáng tác cho dàn nhạc, trong đó nhiều loại nhạc cụ khác nhau cùng giao hòa âm sắc. Tới thời Beethoven, nghệ thuật châu Âu đã tiến tới giai đoạn phát triển huy hoàng, gọi là thời kỳ Cổ điển: các sáng tạo đều được hình thành chuẩn mực nhất định về thể loại, hòa âm; các nghệ sỹ đề cao vai trò của kết cấu, hướng đến tính súc tích, đơn giản và rõ ràng, tiết chế yếu tố cảm tính và nhấn mạnh lý tính. Về phối khí, người thầy của Beethoven, Joseph Haydn đã có công định hình biên chế một dàn nhạc gồm các bộ nhạc cụ cơ bản: Dây, Đồng, Gỗ và Gõ. Về kết cấu, cả Haydn và thần tượng của Beethoven là Mozart đã cùng xây dựng những nguyên tắc chung nhất cho thể loại trong số hơn 150 bản giao hưởng họ từng viết: một bản giao hưởng thường có 3 đến 4 chương, chương đầu luôn đi theo mẫu mực sonata ở tốc độ allegro, mang tính chất tươi sáng, nhanh nhẹn; chương kế tiếp là chương chậm trữ tình; chương 3 thường là minuetto tựa vũ khúc hoặc là scherzo dí dỏm, và chương cuối bừng sáng trở lại allegro để khép lại trọn vẹn. Các giao hưởng viết bởi hai vị tiền bối của Beethoven hầu như không có tiêu đề (mà chỉ được đánh số để phân biệt), và theo các nhà nghiên cứu, đây là biểu hiện của âm nhạc thuần túy, tức thứ âm nhạc không liên hệ đến chủ đề, hình tượng gì cố định, mà chỉ dùng đến sức biểu hiện bằng chính âm nhạc để cho người nghe tự suy tưởng, hình dung tự do tùy ý. Thế nhưng, từ những gì Beethoven đã thể hiện trong 9 bản giao hưởng của ông, người ta lại nhận thấy mầm mống của tư duy âm nhạc chương trình, âm nhạc mô tả: bản thứ 3 có tiêu đề 'Anh hùng ca', bản thứ 5 dù tác giả không đặt tên nhưng có một mô - típ xuyên suốt chi phối, tựa như tiếng gõ cửa của "Định mệnh", bản thứ 6 được đặt tựa đề "Đồng quê" và có hẳn tên riêng cho mỗi chương như để đánh dấu mỗi cảnh trên hành trình khám phá miền thôn dã. Và tới bản giao hưởng cuối cùng của mình, Beethoven đã thực sự phá bỏ ranh giới giữa khí nhạc và thanh nhạc, cũng là xóa mờ khoảng cách giữa âm nhạc thuần túy với âm nhạc chương trình. Nhà âm nhạc học Lewis Lockwood đã viết: "Bản giao hưởng bất hủ này cũng là hiện thân của tính nhị nguyên trong âm nhạc, trở thành xung đột ở thế kỉ XIX giữa chủ nghĩa Cổ điển và chủ nghĩa Lãng mạn, giữa cái cũ và cái mới... Ba chương đầu của tác phẩm rõ ràng vẫn còn cắm rễ vào dòng âm nhạc thuần túy của thế kỷ 18, trong khi chương thứ tư - hân hoan và thấm nhuần ý nghĩa thi ca - dường như đập tan khuôn vàng thước ngọc của chủ nghĩa Cổ điển, đưa toàn bộ tác phẩm vào trong lãnh địa của âm nhạc chương trình, một khái niệm được xác nhận của chủ nghĩa Lãng mạn thế kỉ 19".
Trong mê say rạo rực ta bước, vào chốn thánh đường của Người
Phép huyền diệu của Người thắt lại: những gì lề thói cách ngăn khe khắt
Ở nơi nào có đôi cánh của người lượn bay, mọi người đều thành anh em.Như vậy, số đông mọi người trên thế giới dù có hay nghe nhạc cổ điển hay không, có lẽ cũng đã biết đến Ode to Joy bởi giai điệu bình dị và ý nghĩa chạm đến trái tim. Bản nhạc đã trở nên bất hủ bởi sức biểu hiện của lời ca: trong đó chứa đựng thông điệp về hòa bình, gắn kết và hạnh phúc. Còn đối với những khán giả trung thành của thể loại giao hưởng, bản số 9 của Beethoven còn mang tính cách mạng bởi sự đổi mới mà tác giả thực hiện trong cấu trúc tác phẩm, là một trong số các tác phẩm khiến Beethoven được gọi là bản lề từ thời kỳ Cổ điển khuôn mẫu sang kỷ nguyên Lãng mạn đầy cảm xúc của thế kỷ 19. Thuật ngữ "giao hưởng" có từ thời cổ đại Hy Lạp, và tùy theo mỗi thời kỳ mà nó mang vài cách hiểu có phần khác nhau, nhưng đặc trưng cốt lõi vẫn chỉ có một: đó là sáng tác cho dàn nhạc, trong đó nhiều loại nhạc cụ khác nhau cùng giao hòa âm sắc. Tới thời Beethoven, nghệ thuật châu Âu đã tiến tới giai đoạn phát triển huy hoàng, gọi là thời kỳ Cổ điển: các sáng tạo đều được hình thành chuẩn mực nhất định về thể loại, hòa âm; các nghệ sỹ đề cao vai trò của kết cấu, hướng đến tính súc tích, đơn giản và rõ ràng, tiết chế yếu tố cảm tính và nhấn mạnh lý tính. Về phối khí, người thầy của Beethoven, Joseph Haydn đã có công định hình biên chế một dàn nhạc gồm các bộ nhạc cụ cơ bản: Dây, Đồng, Gỗ và Gõ. Về kết cấu, cả Haydn và thần tượng của Beethoven là Mozart đã cùng xây dựng những nguyên tắc chung nhất cho thể loại trong số hơn 150 bản giao hưởng họ từng viết: một bản giao hưởng thường có 3 đến 4 chương, chương đầu luôn đi theo mẫu mực sonata ở tốc độ allegro, mang tính chất tươi sáng, nhanh nhẹn; chương kế tiếp là chương chậm trữ tình; chương 3 thường là minuetto tựa vũ khúc hoặc là scherzo dí dỏm, và chương cuối bừng sáng trở lại allegro để khép lại trọn vẹn. Các giao hưởng viết bởi hai vị tiền bối của Beethoven hầu như không có tiêu đề (mà chỉ được đánh số để phân biệt), và theo các nhà nghiên cứu, đây là biểu hiện của âm nhạc thuần túy, tức thứ âm nhạc không liên hệ đến chủ đề, hình tượng gì cố định, mà chỉ dùng đến sức biểu hiện bằng chính âm nhạc để cho người nghe tự suy tưởng, hình dung tự do tùy ý. Thế nhưng, từ những gì Beethoven đã thể hiện trong 9 bản giao hưởng của ông, người ta lại nhận thấy mầm mống của tư duy âm nhạc chương trình, âm nhạc mô tả: bản thứ 3 có tiêu đề 'Anh hùng ca', bản thứ 5 dù tác giả không đặt tên nhưng có một mô - típ xuyên suốt chi phối, tựa như tiếng gõ cửa của "Định mệnh", bản thứ 6 được đặt tựa đề "Đồng quê" và có hẳn tên riêng cho mỗi chương như để đánh dấu mỗi cảnh trên hành trình khám phá miền thôn dã. Và tới bản giao hưởng cuối cùng của mình, Beethoven đã thực sự phá bỏ ranh giới giữa khí nhạc và thanh nhạc, cũng là xóa mờ khoảng cách giữa âm nhạc thuần túy với âm nhạc chương trình. Nhà âm nhạc học Lewis Lockwood đã viết: "Bản giao hưởng bất hủ này cũng là hiện thân của tính nhị nguyên trong âm nhạc, trở thành xung đột ở thế kỉ XIX giữa chủ nghĩa Cổ điển và chủ nghĩa Lãng mạn, giữa cái cũ và cái mới... Ba chương đầu của tác phẩm rõ ràng vẫn còn cắm rễ vào dòng âm nhạc thuần túy của thế kỷ 18, trong khi chương thứ tư - hân hoan và thấm nhuần ý nghĩa thi ca - dường như đập tan khuôn vàng thước ngọc của chủ nghĩa Cổ điển, đưa toàn bộ tác phẩm vào trong lãnh địa của âm nhạc chương trình, một khái niệm được xác nhận của chủ nghĩa Lãng mạn thế kỉ 19".
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz