Van 12
Kim Lân là một hiện tượng trong làng văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông viết không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng xuất sắc. Người đọc nhận thấy trong trang văn của ông một tinh thần lạc quan của con người, cốt lõi khát vọng cháy bỏng về cuộc sống tốt đẹp của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề với cái chết, cái đói. Những trang viết của Kim Lân về đề tài nông thôn trước cách mạng hấp dẫn người đọc bởi tính nhân bản. Ngay cả khi con người phải sống trong cảnh khốn cùng, bi đát nhất của trận đói, cuộc sống mấp mé giữa sự sống và cái chết, này văn vẫn nhận thấy ở họ lòng yêu đời, ham sống. Sức sống ấy thể hiện đậm nét qua nhân vật người "vợ nhặt" trong tác phẩm Vợ nhặt của ông.
Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.Dưới ngòi bút của Kim Lân, người vợ nhặt là người phụ nữ vô danh, không tên không tuổi, không quê hương, không quá khứ. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho thị một cái tên mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là "cô ả", "thị", "người đàn bà", "nàng dâu mới", "nhà tôi". Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Lần đầu thị xuất hiện là hình ảnh: ngồi lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng chợ tỉnh. Khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc "Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh", Thị "ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng...cười tít mắt". Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình và chẳng cần ý tứ.Lần thứ hai, thị xuất hiện với ngoại hình kém hấp dẫn: Đó là người phụ nữ gầy vêu vao, "áo quần tả tơi như tổ đỉa", "khuôn mặt lưỡi cày xám xịt" nổi bật với "hai con mắt trũng hoáy". Có thể nói, cái đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa. Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm.
Vì đói mà thị trở nên "chao chát", "chỏng lỏn", "chua ngoa, đanh đá". Thị "cong cớn", "sưng sỉa" khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Thị cứ thế mà đòi ăn. Được cho ăn, thị sẵn sàng "sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì". Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên trên nhân cách.Đó là hiện thực đau xót mà không chỉ cô vợ nhặt mới vậy, mà rất nhiều người dân Việt Nam đã rơi vào tình cảnh này. Và liều lĩnh nhất là chỉ một câu nói đùa của Tràng, cô đã theo anh về làm vợ. Trong hoàn cảnh không còn đâu để bấu víu, thì dù có là vợ nhặt cô cũng chấp nhận để thoát khỏi sự truy đuổi của thần chết.Cũng như nhân vật Tràng, sau khi lập gia đình, người vợ nhặt đã có sự thay đổi vô cùng lớn. Đầu tiên là sự thay đổi tâm lí, tính cách, trên đường về nhà, trước sự để ý của những người dân, thị cắp cái thúng con, e dè, ngại ngùng đi cạnh Tràng. Những biểu hiện ở dáng điệu đó cho thấy sự xấu hổ, ngượng ngùng trong tâm lí của thị. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên đánh dấu sự trở lại của nữ tính, sự trơ trẽn, chỏng lỏn đã không còn. Trong lòng cô vợ nhặt còn dấy lên niềm lo lắng cho tương lai. Về đến nhà, nhìn thấy ngôi nhà xiêu vẹo, đầy những cỏ dại vây xung quanh, cái ngực lép của thị nhô lên, nén một tiếng thở dài. Vào đến nhà, cô ngồi ghé ở mép giường, tay ôm chặt cái thúng.Trước mặt mẹ chồng, cô lễ phép chào hỏi, tay mân mê tà áo đã rách bợt đi. Những hành động, cử chỉ của thị thể hiện một tâm lí dễ hiểu đó là sự e thẹn khi lần đầu tiền đối diện với mẹ chồng. Song cũng bộc lộ phần nào sự lễ phép, dịu dàng trong cách giao tiếp với người lớn tuổi. Những biểu hiện này một lần nữa cho thấy, cái chỏng lỏn chỉ là sản phẩm của sự xô đẩy của hoàn cảnh, còn trong thẳm sâu bản chất thì vẫn là tâm hồn đầy nữ tính.Sự thay đổi rõ nhất trong tính cách chính là buổi sáng đầu tiên sau khi thị lấy chồng. Qua cái nhìn của nhân vật Tràng, thị hôm nay đã khắc hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không còn chao chát, chỏng lỏn như mấy lần gặp ngoài tỉnh. Những thay đổi trong cảm nhận của Tràng xuất phát từ những việc làm hết sức giản dị mà ý nghĩa mà cô vợ nhặt đã làm: dậy sớm, cùng mẹ dọn dẹp, quét tước nhà cửa,... Thị đã đem đến màu sắc tươi sáng vào căn nhà lạnh lẽo, u ám của Tràng. Tất cả những hành động đó cho thấy sự đảm đang, tháo vát của cô cùng cho thấy thị thực sự yêu thương, trân trọng tổ ấm gia đình, và có khát vọng mãnh liệt vào hạnh phúc gia đình.Không chỉ biến chuyển trong tính cách mà thị còn có sự biến chuyển trong nhận thức. Hạnh phúc đối với người vợ nhặt quả không hề dễ dàng, bởi sự dồn đổi của cái đói và cái chết. Đêm tân hôn của hai vợ chồng cũng phải diễn ra trong tiếng khóc tỉ tê của những gia đình có người chết. Bữa cơm đầu tiên đón cô dâu mới là nồi cháo cám mặn chát, lõng bõng là nước. Nhưng chính lúc ấy, trong tâm hồn thị vẫn có niềm tin mãnh liệt vào tương lai.Không phải ngẫu nhiên, trong ba nhân vật Kim Lân lại chọn thị chứ không phải hai nhân vật còn lại nói về khởi nghĩa, phá kho thóc Nhật. Có lẽ bởi một người dám đánh đổi tất cả, kể cả trở thành vợ nhất để được sống, thì khát vọng sống, hạnh phúc ở họ là không thể hủy diệt. Dù không nói rõ về tương lai, nhưng ở một con người ham sống, ở một tinh thần khỏe khoắn như người vợ nhặt, Kim Lân cho thấy tinh thần hăng hái, chắc chắn Thị sẽ theo cách mạng.Bằng ngòi bút tin yêu và trân trọng, Kim Lân đã dựng lên một chân dung bất hủ của văn học. Người vợ nhặt chính là nạn nhân tiêu biểu nhất của nạn đói năm 1945, nạn đói đã làm nhòe mờ nhân cách, lòng tự trọng của nhân vật. Nhưng ẩn sâu trong con người ấy vẫn là một người phụ nữ đầy dịu dàng, nữ tính, biết vun vén và có khao khát hạnh phúc mãnh liệt, đồng thời cũng là người có niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.Dưới ngòi bút của Kim Lân, người vợ nhặt là người phụ nữ vô danh, không tên không tuổi, không quê hương, không quá khứ. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho thị một cái tên mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là "cô ả", "thị", "người đàn bà", "nàng dâu mới", "nhà tôi". Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Lần đầu thị xuất hiện là hình ảnh: ngồi lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng chợ tỉnh. Khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc "Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh", Thị "ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng...cười tít mắt". Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình và chẳng cần ý tứ.Lần thứ hai, thị xuất hiện với ngoại hình kém hấp dẫn: Đó là người phụ nữ gầy vêu vao, "áo quần tả tơi như tổ đỉa", "khuôn mặt lưỡi cày xám xịt" nổi bật với "hai con mắt trũng hoáy". Có thể nói, cái đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa. Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm.
Vì đói mà thị trở nên "chao chát", "chỏng lỏn", "chua ngoa, đanh đá". Thị "cong cớn", "sưng sỉa" khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Thị cứ thế mà đòi ăn. Được cho ăn, thị sẵn sàng "sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì". Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên trên nhân cách.Đó là hiện thực đau xót mà không chỉ cô vợ nhặt mới vậy, mà rất nhiều người dân Việt Nam đã rơi vào tình cảnh này. Và liều lĩnh nhất là chỉ một câu nói đùa của Tràng, cô đã theo anh về làm vợ. Trong hoàn cảnh không còn đâu để bấu víu, thì dù có là vợ nhặt cô cũng chấp nhận để thoát khỏi sự truy đuổi của thần chết.Cũng như nhân vật Tràng, sau khi lập gia đình, người vợ nhặt đã có sự thay đổi vô cùng lớn. Đầu tiên là sự thay đổi tâm lí, tính cách, trên đường về nhà, trước sự để ý của những người dân, thị cắp cái thúng con, e dè, ngại ngùng đi cạnh Tràng. Những biểu hiện ở dáng điệu đó cho thấy sự xấu hổ, ngượng ngùng trong tâm lí của thị. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên đánh dấu sự trở lại của nữ tính, sự trơ trẽn, chỏng lỏn đã không còn. Trong lòng cô vợ nhặt còn dấy lên niềm lo lắng cho tương lai. Về đến nhà, nhìn thấy ngôi nhà xiêu vẹo, đầy những cỏ dại vây xung quanh, cái ngực lép của thị nhô lên, nén một tiếng thở dài. Vào đến nhà, cô ngồi ghé ở mép giường, tay ôm chặt cái thúng.Trước mặt mẹ chồng, cô lễ phép chào hỏi, tay mân mê tà áo đã rách bợt đi. Những hành động, cử chỉ của thị thể hiện một tâm lí dễ hiểu đó là sự e thẹn khi lần đầu tiền đối diện với mẹ chồng. Song cũng bộc lộ phần nào sự lễ phép, dịu dàng trong cách giao tiếp với người lớn tuổi. Những biểu hiện này một lần nữa cho thấy, cái chỏng lỏn chỉ là sản phẩm của sự xô đẩy của hoàn cảnh, còn trong thẳm sâu bản chất thì vẫn là tâm hồn đầy nữ tính.Sự thay đổi rõ nhất trong tính cách chính là buổi sáng đầu tiên sau khi thị lấy chồng. Qua cái nhìn của nhân vật Tràng, thị hôm nay đã khắc hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không còn chao chát, chỏng lỏn như mấy lần gặp ngoài tỉnh. Những thay đổi trong cảm nhận của Tràng xuất phát từ những việc làm hết sức giản dị mà ý nghĩa mà cô vợ nhặt đã làm: dậy sớm, cùng mẹ dọn dẹp, quét tước nhà cửa,... Thị đã đem đến màu sắc tươi sáng vào căn nhà lạnh lẽo, u ám của Tràng. Tất cả những hành động đó cho thấy sự đảm đang, tháo vát của cô cùng cho thấy thị thực sự yêu thương, trân trọng tổ ấm gia đình, và có khát vọng mãnh liệt vào hạnh phúc gia đình.Không chỉ biến chuyển trong tính cách mà thị còn có sự biến chuyển trong nhận thức. Hạnh phúc đối với người vợ nhặt quả không hề dễ dàng, bởi sự dồn đổi của cái đói và cái chết. Đêm tân hôn của hai vợ chồng cũng phải diễn ra trong tiếng khóc tỉ tê của những gia đình có người chết. Bữa cơm đầu tiên đón cô dâu mới là nồi cháo cám mặn chát, lõng bõng là nước. Nhưng chính lúc ấy, trong tâm hồn thị vẫn có niềm tin mãnh liệt vào tương lai.Không phải ngẫu nhiên, trong ba nhân vật Kim Lân lại chọn thị chứ không phải hai nhân vật còn lại nói về khởi nghĩa, phá kho thóc Nhật. Có lẽ bởi một người dám đánh đổi tất cả, kể cả trở thành vợ nhất để được sống, thì khát vọng sống, hạnh phúc ở họ là không thể hủy diệt. Dù không nói rõ về tương lai, nhưng ở một con người ham sống, ở một tinh thần khỏe khoắn như người vợ nhặt, Kim Lân cho thấy tinh thần hăng hái, chắc chắn Thị sẽ theo cách mạng.Bằng ngòi bút tin yêu và trân trọng, Kim Lân đã dựng lên một chân dung bất hủ của văn học. Người vợ nhặt chính là nạn nhân tiêu biểu nhất của nạn đói năm 1945, nạn đói đã làm nhòe mờ nhân cách, lòng tự trọng của nhân vật. Nhưng ẩn sâu trong con người ấy vẫn là một người phụ nữ đầy dịu dàng, nữ tính, biết vun vén và có khao khát hạnh phúc mãnh liệt, đồng thời cũng là người có niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz