Truyen Ngan Hay Tren Waka
Một đêm dài giữa trời Hà Nội, bầu trời đen kịt những đám mây nặng nề lỗ chỗ những vệt sáng sao yếu ớt, hàng cây bàng xù xì cũ kĩ rùng mình nhè nhẹ trong cơn gió, tiếng xe điện leng keng hòa cùng tiếng rao bán phá xa hay những thức quà ngon mắt khác. Ấy chỉ là những điều bình thường của một đêm đông Hà Nội, điều đáng chú ý hôm nay chính là buổi trình diễn vở tuồng “Bá Vương biệt Cơ” của nhà hát lớn, một đêm thật hệ trọng làm sao khi lớp trẻ Hà thành được hưởng cái loại hình nghệ thuật “mới mẻ” này, những điệu tuồng da diết, mãnh liệt và “kì lạ”.Những chiếc đèn tắt dần và vở diễn bắt đầu, sự im lặng bao trùm nhà hát, nhưng chẳng được bao lâu, khi sự kiên nhẫn của các bạn giai, các bạn gái trước những diễn viên mặt trắng bôi son đầy “ngớ ngẩn” này đã vỡ tan như bong bóng thì sự ồn ào lại nổi lên tựa cái gò bồng đảo của một cô em kĩ nữ, tựa sự hưng thịnh giàu có của một cậu công tử với năm sáu cô gái khác ngồi xung quanh, tựa một mẫu mốt thời trang nào ấy đang thịnh thành chốn Paris mà một thiếu phụ nào đây quyết phải có được.Giữa muôn vạn âm thanh huyên náo hấy, anh bị thu hút bởi cô, một người phụ nữ đang thút thít, cõ lẽ vì Hạng Vũ đã phải từ biệt Ngu Cơ, có lẽ vì điệu múa cuối cùng khi Ngu Cơ múa tặng. Cô mặc một chiếc áo dài tím Huế, tóc vấn cao như những nàng tiểu thư gia giáo khác, đang lấy chiếc khăn tay chấm lấy những giọt lệ vội lăn trên gò má hồng, thấm mặn vào đôi môi đỏ.Giữa muôn vạn con người đêm ấy, anh biết, rằng em đã lỡ trộm mất trái tim nhỏ bé của mình, rằng khoảng cách giữa chiếc ghế trống mới dài đến nỗi miệng anh không kịp mở lời chào thì vở tuồng đã hết.Giữa bầu trời đông náo nhiệt khi vở tuồng kết thúc, anh biết, rằng anh đã lỡ yêu cái dáng nhỏ bé đứng đợi người đến đón và cái cắn môi nhè nhẹ vì đợi lâu của em.Giữa hàng đèn đường vàng vọt anh biết rằng mình sẽ phải đến bên em, để làm gì? Xin một cái tên, hỏi địa chỉ nhà em hay lặng thầm tặng một bông hoa. Liệu anh có thô lỗ quá không?Giữa đám giai thanh gái lịch ấy, lấy hết dũng cảm và sự tự tin của một chàng trai trẻ, anh bước xuyên qua, đến bên em và nói: “Chào em, tôi có thể đưa em về không?”Em quay lại, ánh mắt long lanh gợn chút gì là mơ mộng, là dịu hiền, mắt em nhìn vào anh, đúng khuôn phép của một gia đình có học, em nhẹ nhàng:- Mong ông thứ lỗi, tôi đã gọi người đến đón.Chẳng hay, người con gái ấy có biết không, gã đàn ông 30 trước mặt mình đã chìm ngập trong lời nói như gió thổi mây trôi ấy của nàng.Hai tuần sau, không biết làm thế nào, một lá thư hồng đã đến trước cửa nhà cô, với những lời tình tự nhất và một cánh hồng đỏ thắm. Kể từ đấy trong hai tháng, mỗi sáng, cô sẽ nhận được một lá thơ hồng với bên trong là môt cánh hoa.Tháng thứ hai và ba tuần từ ngày vở chèo kết thúc, anh đến nhà cô, với một lời làm quen đã chiếm trọn cảm tình của cha mẹ.Tháng thứ năm bốn ngày kể từ ngày vở tuồng kết thúc, cô chính thức gật đầu trước lời mời hẹn hò đầu tiên vào ngày thất tịch, anh nói: “Chúng ta cũng sẽ làm Ngưu Lang- Chức Nữ của Hà Nội, nhưng chỉ khác là sẽ không cần cầu Ô Thước, vì mãi mãi chúng ta sẽ không chia xa”. Cô chỉ mỉm cười trước lời nói ấy. Tối đó là mốt tối trăng cao gieo mộng tưởng lên bức màn nhung đen của mẹ Trái Đất, cơn gió đương hát khúc ca phấp phới trêu đùa hàng liễu bên hồ Tây, hoa dại mơn trớn nòng súng trường dựng trên bao cát ở bờ kè sông Tô Lịch. Anh và cô, ngồi trên bậc thềm nhà hát lớn, với một giỏ nan đựng hoa bánh và một bình chè lạnh. Tất cả chỉ có thế, trăng và sao, hoa và súng, mây và đất, anh và cô, chính là những cặp tình nhân duy nhất mà Thượng Đế đích thân tạo ra trong đêm huyền mộng ấy.1972, một đêm Hà thành đương yên giấc, một đêm Hà thành bị đánh động bởi những tiếng bom gào đạn xé. Bom Mĩ dội những trận mưa lửa làm Hà Nội oằn mình đau đớn, mặt đất rung chuyển, cỏ cây, chim muông và loài người đang gào khóc trong bụi, trong lửa, trong tiếng súng gầm xé trời kinh đô. Có tiếng gõ cửa nhà anh gấp gáp, là cô, với bộ váy trắng còn dính máu của cha mẹ. Cô đến tìm anh khi họ dã mất trọng trận dội bom, khi cô không còn quê hương nào khác. Anh vội vơ lấy mấy đồng tiền lẻ, đưa cô trên chiếc xe đạp rời khỏi Hà thành, bỏ lại những xác người cháy xém, bỏ lại những hàng cột điêu tàn, bỏ lại cầu Long Biên hoen gỉ, bỏ lại tháp Bút nghiêng tay lau lệ , bỏ lại nhà hát lớn đang gào khóc, bỏ lại cả kinh thành đang rực cháy sau lưng. Và bỗng nhiên một tiếng bom nổ lớn, làm lay động đến mấy cây số vuông.Ông bật dậy khi mồ hôi vã ra như tắm, ông vừa trải qua một giấc mộng dài, giấc mộng mà cả đời ông luôn sợ hãi, sợ khi nhớ lại thời chiến tranh, sợ khi nhớ lại hình bóng người con gái ấy. nàng thiếu nữ Hà thành mơ mộng đã khóc khi Ngu Cơ tiễn biệt Hạng Vũ, người phụ nữ mà ông đã chọn làm vợ. Nhìn sang bên cạnh, ông lặng ngắm người vợ già mặc váy tím của mình đang ngủ, ông vươn tay lấy một lọ thuốc, uống độ mươi viên và nằm lại như cũ.Nhớ lại đêm kinh hoàng ấy, sau khi ông và cô thoát khỏi Hà Nội, hai người đạp xe về đến phủ Lạng Thương, đến bên bờ con sông tình nghĩa ấy, mua một mảnh đất nhờ số tiền bán cây trâm ngọc mà nàng cầm được khi rời nhà. Ông dựng một căn nhà nhỏ, nàng làm một giáo viên tiểu học. Khi ấy ông 30 còn nàng vừa tròn 25 tuổi. Hai năm sau, nàng hạ sinh đứa trẻ đầu lòng, ông cất thêm một gian nhà mới. Sang năm nữa, hai người đón chào thêm một thiên thần, ông quyết định sửa lại căn nhà, cất thêm một tầng gác.Cuộc sống bình dị ấy cứ nối nhau trôi đi, Khi con vào lớp một, khi con vào đại học, khi con lấy vợ gả chồng, khi con sinh cháu, khi con chuyển qua nước ngoài định cư, cứ khi… khi mãi như thế, 42 năm đã trôi đi như bóng câu qua cửa sổ. Gã đàn ông ấy đã già, nhiều vết chân chim xâm chiếm ánh mắt tinh anh. Tóc nàng tiểu thư ngày nào đã bị nước mây trời gội trắng. Hai ông bà mở một hiệu sách cũ tại nhà, sau vườn có trồng một luống hoa, trong nhà nuôi thêm một con mèo mướp, ngày ngày sống êm đẹp, tháng tháng sống yên lành, năm năm sống hạnh phúc. Còn cô con gái lấy chồng xa, cậu con cả thì định cư bên nước ngoài đã lâu nay chưa về thăm cha mẹ. Ấy thế mà trong căn nhà gác hai tầng 40 năm tuổi ấy vẫn chưa từng vơi bớt chút trinh son.Một ngày nọ, bà đọc bài ” Táng hoa ngâm” của tào Thuyết Cần mà phì cười đôi mắt nhăn nheo sau lớp kính lão như tỏa nắng giữa một sớm thu hanh hao:“Hoa tàn người tạ nào ai biết”Ông đến bên đằng sau, ngẫm ngay mà nói, mà cười:Mình tàn, tôi tạ, ai cũng biết, mình nhỉThế là những ngày hạnh phúc cứ trôi qua, sáng dậy sớm tưới hoa, uống một tách trà hoa cúc, mở cửa hiệu sách và trầm tư bên những quyển sách cũ, cả hai người. đến lúc tìm được câu thơ hay lại ríu rít khoe nhau mà bình phẩm, mà áp vào cuộc sống của cả hai. Hay những lúc rảnh rỗi, cả hai sẽ lại rảo bước trên đê, cùng đi chợ, cùng ngắm hoa, cùng ngồi nhổ tóc sâu, cùng ngồi vá áo rét, cùng đi phơi chăn, cùng nhau nắn bóp chân những ngày trời ẩm thấp, cùng nhau đi khám bệnh tiểu đường, cùng nhau đi lên chùa, cùng nhau đi lễ hội.Mối lương duyên trời se ấy được nguyện là mãi mãi không thay đổi, vậy mà tạo hóa nghiệt ngã, giáng xuống đầu hai người những căn bệnh quái ác của tuổi già. Một hôm trời đất bỗng nổi cơn giông tố, mưa ném vào mặt sông êm đềm những cái tát mạnh bạo, gió đã quật đổ cây sồi già trước cửa và tạo hóa đã xô ngã bà cụ 65 tuổi già nua với cái chứng gọi là tai biến mạch máu não.Bà ngã xuống sàn trong khi vẫn còn đang cuời đùa với ông, khi hai người vừa nghe tin hè này con trai và cả nhà nó sẽ về thăm cha mẹ. Mắt bà vẫn mở, không thay đổi, chỉ là nó vô hồn. Ông gào lên, nhìn thẳng vào bà, ông mếu máo như một đứa trẻ con trên mặt xuất hiện nhiều nét kinh sợ:-Là tôi đây, sao bà không nói gì, là tôi đây!Im lặng.-Là tôi đây, chồng bà đây, bà đừng đùa tôi nữa!Im lặng.-Mình ơi, thằng con nó sắp về rồi, mình có nhớ nó không?Im lặng.Tiếng còi xe cấp cứu đến gần, họ nhấc bà vào cáng, kéo vội ông lên theo. Xung quanh rồi chỉ còn toàn là màu trắng, mùi sát trùng của bệnh viện xộc vào mũi: “Bà nó còn không thích cái mùi này” Ông già lẩm cẩm ấy cứ lẩm bẩm, càu nhàu câu này khoẳng mươi bận nữa.Hai tuần sau bà xuất viện, với đôi tay bị liệt, với đôi mắt bị mù.Những ngày đầu luôn luôn là những ngày khó khăn nhất, khi những sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn. Một mình cụ ông phải xoay sở với những việc cả hai người vẫn làm. Nỗi cô đơn hoài niệm về ngày xưa chưa kịp đến thì việc nhà đã sẵn sàng. Hai tuần trước, ông và bà cùng rửa bát, tuần này còn một. Hai tuần trước, họ cùng nhau giặt quần áo, mở cửa hàng vào mỗi sớm hay tưới hoa, tuần này còn một.Còn bà, khi đã liệt đã trở nên buồn hơn, khóe miệng đã không còn hoạt động, nói năng hay bị lắp bắp không thành từ, đôi tay chỉ còn đưa lên đưa xuống.Những bữa cơm của gia đình nay chỉ còn là dĩ vãn, đó là những bữa cơm bên giường bệnh, khi ông kiên nhẫn bón từng bát cháo con con, bón từng cốc sữa bằng chiếc thìa cà phê bé tí. Bà đã từng không chịu mỡ miệng, rất nhiều lần không chịu mở miệng. Và đến hôm ấy, đã qua ngày thứ hai mà bà chưa ăn uống gì. Ông hất bát cơm xuống sàn:-Tôi chịu bà, bà còn định hành tôi đến bao giờ nữa hả ? Bà không ăn, là bà sẽ chết, bà muốn chết lắm sao? Hả?!Ánh mắt bà vẫn không thay đổi, vẫn mở to, vẫn không có nước mắt, mặt không hề nhăn lại. Chỉ băn khoăn rằng, đôi tai kia không biết đã nghe được những gì?Còn ông, giật lùi lại ra xa, đứng trầm ngâm nhìn ra cửa sổ rồi bất chợt chạy đến bên giường bệnh, ôm lấy bà, áp hai tay vào má:-Anh xin lỗi, là anh đã quên mất mình là ai!Từ sau cơn bạo bệnh, thế giới xung quanh bà toàn màu tối. Vào một ngày nọ, ông quyết định đẩy bà đi trên chiếc xe lăn, luôn miệng nói:-Hôm nay những bông hoa cẩm chướng đã nở, những nụ hồng có lẽ phải cuối tuần sau.-Hiệu sách hôm nay có giá sách mới, màu hồng,gỗ hương, đẹp lắm.-Hôm qua ở chợ có một mái ki-ốt bị đổ, người ta bảo là kết cấu kém.-Nước chè hôm nay màu hơi đậm, không biết là tôi pha đặc hay chè không ngon.-Trời hôm nay âm u thế, lại nồm nữa, chân mình có đau không?-Hôm nay bà hàng xóm nhà mình xây nhà, hơi ồn, mình nghe nhạc nhé!-Mai là thằng con nó về, tôi vừa mua cái đệm mới màu xanh dương cho hai đứa cháu, chất vải thích lắm, mình sờ thử xem.-Cả hai đứa con nó về đây này, thằng lớn có râu rồi, đứa con gái thì cắt tóc ngắn đến vai và nhuộm màu hung đỏ.-Đây là hai đứa cháu nội, chúng nó giống nhau lắm lại còn có đôi môi của bà.-Đây là con dâu bà, hôm nay nó mặc cái váy màu vàng, giông giống cái váy hôm bà mặc trước cửa nhà hát.Và cứ thế, mắt bà đã sáng trở lại mà còn sáng hơn xưa, hợn cả thời còn trẻ.Năm năm, tháng tháng trôi mau, khi sức khỏe đã già yếu, lại thêm bệnh tật, bà đã liệt giường và phải dùng máy trợ tim hơn một tháng nay. Ông ngòi mở lại những bức thư từ độ kháng chiến:Ngày … tháng … năm …Anh đang ở đơn vị, mấy ông đội trưởng và các đồng chí tốt với anh lắm, em yên tâm, cuối năm anh về. Anh nhớ em và các con…Ngày … tháng … năm …Độc lập rồi, anh về đi!Ngày … tháng … năm …Trung Quốc đang nổ súng phía biên giới, em hãy đợi anh thêm một thời gian, bảo các con cố học hành cẩn thận. Anh sẽ về vào mùa đông sang năm.Ngày … tháng … năm …Hôm nay em đi chùa, mọi người khen em mặc áo dài xinh lắm, anh về ngắm em đi.Ngày … tháng … nămAnh muốn làm tình với em! nguời vợ bé nhỏ của anh.Đọc lại những bức thư ấy, ông đứng dậy, lấy tay lau má trong khi mắt cứ nhìn vào mông lung quá khứ. Ông bế bà vào bồn tắm. tẩy thân thật sạch sẽ, mặc cho bà bộ váy màu tím đậm đẹp nhất, ngắt những nhành hoa hồng đã tước gai, đặt vào tay bà và hôn lên má : “Ngủ ngon nhé bà nó ạ!”Ông quét tước lại nhà cửa và tiệm sách, xếp đặt đồ đạc ngay ngắn, thăm lại vườn hoa, tưới cho chúng, thả con mèo bên cạnh một cánh đồng xanh rì gió thổi, mở rộng cửa hiệu sách và vứt chìa khóa đi. Ông về nhà, tắm rửa, mặc một bộ lễ phục, uống một tách trà sương sa, nằm lên giường bên cạnh người vợ xinh đẹp của mình mà đọc:“Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau,Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều.Bởi thế đừng thương yêu, lỡ biệt ly là khổ.Không yêu thương ruồng bỏ, bịn rịn chẳng vương tơẤy thế mà đêm ấy tôi lại gặp bà, lại quen bà, lại tương tư bà, lại yêu bà. Nhưng đời tôi chưa bao giờ oán hận, chưa bao giờ muốn sống lại đời này. Nói cho bà biết, năm xưa bà nói chúng ta sống cùng sống, chết cùng chết. Rằng tôi và bà sẽ cùng ở với nhau nơi âm ti địa phủ, trốn diêm vương để tránh đầu thai, mà mãi mãi ở lại nơi ấy, tôi làm ma thợ xây, bà làm ma trồng hoa, sống một cuộc đời mãi mãi nơi suối vàng của đôi ma già yêu nhau. Để cho trọn mối tình thiên trường địa cửu của thân già này với bà. Vậy sao hôm nay, bà đi trồng hoa rồi mà lại quên không rủ tôi, nếu không thì làm gì có ai xây nhà cho bà? Nhớ hãy đón tôi bằng một bông hoa màu trắng, để tôi sẽ nhuộm hồng nó cho em. Nhớ đón anh bằng một vòng tay lạnh, để anh sẽ sưới ấm nó cho em. Và chúng ta sẽ không phải đau buồn thêm nữa.”Trời lúc này đã tối hẳn. Không biết kẻ thi sĩ vụng về nào đã lỡ tay đánh đổ nghiên mực, khiến mực loang ra một màu đen sánh nhuộm vào trời mây, nhuộm vào sông Thương, nhuộm cả những con đường, những hàng tre quệt vào mảng sáng của ánh trăng những bóng tối ma mị, tiếng chó cắn ma ăng ẳng giữa một đêm trời như thế. Vậy mà những bông hoa bỉ ngạn vẫn một màu đỏ rực, không biết trên đường qua sông Nại Hà, ông có ghé lại ngắt một nhành hoa mà đem tặng bà như lúc còn ở Hà Nội hay không? Đến lúc ấy, là hoa bỉ ngạn hay hoa hồng cũng đâu còn quá quan trọng.Kìa kìa bên bờ sông máu đầy xương người và mây đen, có người phụ nữ đang cầm bó hoa trắng.Kìa kìa trên chiếc cầu Nại Hà nối hai miền sáng- tối, có người đàn ông với trái tim ngừng đập nhưng rất đỏ.Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz