Thoi Dai Cua Cac De Che Tien Su Thoi Dai Cua Cac De Che Tien Su
Ngày nay, nhiều người Việt Nam ta có nhận thức rằng nguồn gốc chúng ta là người Tàu, người Hán, người Trung Quốc... Nhận thức này là rất sai lầm và lệch lạc, thậm chí là ngây ngô và ngộ nhận.Bởi nhiều nhà tư tưởng vẫn cho rằng, người Việt Nam chúng ta là em của người Trung Quốc. Họ viện dẫn Hồng Bàng huyền sử, Hoàng Lê Nhất Thống và Lĩnh Nam Trích Quái là các tư liệu sử cũ để chứng minh rằng Kinh Dương Vương vốn là em trai của Đế Nghi, mà Đế Nghi vốn là vua Tàu. Vì nhận định như vậy nên nhiều người khuyên rằng "ông anh hay bắt nạt ông em", vì thế khi thấy ông anh xua quân chiếm đất hay chiếm đảo thì mình phận em "nên nhịn".Dù sao cũng khó trách được họ bởi vì chính sử không còn ghi chép được những gì xảy ra từ hơn 4.000 năm về trước. Mà huyền sử hoặc truyền thuyết thường được chép lại từ các câu chuyện truyền miệng dân gian từ đời này sang đời khác. Nó chứa đựng nhiều thông tin mơ hồ và được thêu dệt đầy màu sắc mê tín, dị đoan đến mức khó tin.Thêm nữa, truyền thuyết Trung Quốc thường gộp cả những câu chuyện của các dân tộc cổ đại bản địa rồi các sử gia, nhà văn đời sau hư cấu lên thành ra lẫn lộn, không rõ đâu là của người Việt, đâu là của người Hán. Vì thế đã dẫn đến nhiều sai lầm ngộ nhận về nguồn gốc của đại đa số người Việt.Vì thế, chính sử Việt Nam chỉ dám xác định từ đời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ rồi đến 18 đời Vua Hùng đến nay. Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào ngày 10 tháng 3 hàng năm. Người Việt Nam tôn Đức Lạc Long Quân là Quốc Tổ, Đức Âu Cơ là Quốc Mẫu. Thực tế nhiều vùng phía nam của Trung Quốc cũng nhận mình là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, họ cũng nấu bánh trưng, bánh dày để cúng giỗ trong ngày tết, tương truyền tục lệ này xuất phát từ hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương thứ 7. Ví dụ như các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông... Nhiều người Trung Quốc nói đây là tập tục bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa của họ.Ngoài ra, người Việt Nam còn có câu ca dao từ thời Hùng Vương xa xưa "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nhưng có ai biết núi Thái Sơn ở đâu không? Xin trả lời bạn, núi Thái Sơn là một ngọn núi đẹp nổi tiếng nằm ở tỉnh Sơn Đông, phía Bắc thành Thái An, Trung Quốc. Núi Thái Sơn rất hùng vĩ, ngọn núi lớn nhất ở đây chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều tùng bách và các thắng cảnh thiên nhiên. Tương truyền vào thời cổ, nơi đây có rất nhiều chim Hồng Hạc bay lượn.Tỉnh Sơn Đông nằm về phía bắc sông Trường Giang và giáp biển. Cùng vĩ tuyến với bán đảo Nam Hàn và phía nam Nhật Bản.Núi Thái Sơn là nơi các triều đại vua chúa Trung Quốc lên làm lễ tế trời đất. Vì vậy, Sơn Đông được coi là cái nôi của nền văn minh cổ Trung Quốc. Xem thêm tại đây.http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Th%C3%A1i_S%C6%A1nVậy điều gì đã xảy ra trong lịch sử của người Việt và người Trung Quốc cổ đại lại có nhiều sự trùng lặp như vậy. Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời từ các truyền thuyết và huyền sử của cả hai nước Việt - Trung.Trở lại thời kỳ thượng cổ trên mảnh đất Trung Quốc ngày nay.Theo các di chỉ còn lưu lại thì tại núi Thái Sơn đã phát hiện di tích của con người sống cách đây 12.000 đến 20.000 năm. Đây là thời kỳ kỷ băng hà cuối cùng. Vào thời kỳ này, trái đất rất lạnh kéo dài khoảng 3.000 năm. Bầu trời âm u không có ánh mặt trời. Các chủng tộc người cổ sống tại Trung Quốc có lẽ rất mong muốn ánh mặt trời chiếu sáng nên đã tôn thờ mặt trời. Tại xung quanh núi Thái Sơn, các nhà khảo cổ còn đào được rất nhiều mảnh đá, là công cụ của người tiền sử, nhất là các lưỡi rìu đá và đầu giáo bằng đá. Theo nghĩa cổ, chữ Việt tức là rìu, người sử dụng rìu đá này được gọi là người Việt. Về sau người ta ghép thêm chữ phủ vào thành Việt phủ và coi là rìu của người Việt. Bởi vì thờ thần mặt trời nên tộc người hay dùng rìu đá này được gọi là tộc Viêm Việt cổ đại.Về sau ở trên mảnh đất này có một biến động địa chất lớn mà người ta coi là sự tan chảy của băng làm kết thúc kỷ băng hà, cách ngày nay khoảng 10.000 năm về trước. Vì trái đất ấm lên nên nước sông dâng cao khiến lũ lụt tràn ngập khắp nơi. Mà vùng Thái Sơn này lại nằm giữa lưu vực Sông Hoàng Hà, Trường Giang nên không tránh khỏi tai họa.Theo truyền thuyết chuyện "Tam Hoàng Bổn Ký" ghi chép, Ở trên thiên cung, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân thiên ma đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công đã bị Chúc Dung đánh bại, Cộng Công đụng vào vách Bất Chu Sơn ở phía tây. Núi này vốn là một cây trụ chống trời, đã bị Cộng Công húc làm gãy. Trụ trời bị gãy sụp, nước của thiên hà rơi xuống trần gian. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời. Nữ Oa đã bay lên khắp nơi thiên, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Từ lúc đó nước trên thiên cung không còn chảy xuống trần gian gây họa dân chúng... Nữ Oa Vá Trời là truyền thuyết rất nổi tiếng. "Hồng lâu mộng" phần thứ nhất đã đề cập đến truyền thuyết, Nữ Oa vì muốn vá trời đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc, sau đó đã sử dụng 36500 viên đá ngũ sắc vá trời, trừ lại một viên chưa dùng.Theo cổ sử Trung Quốc. Người Trung Quốc tôn Đức Phục Hy và Bà Nữ Oa là thủy tổ của họ. Đức Phục Hy là chồng của Bà Nữ Oa, dân chúng gọi Ngài bằng cái tên đầy tôn trọng: Thiên Hoàng, ý chỉ vị vua được trời ban xuống. Bà Nữ Oa được gọi là Tổ Mẫu và là một trong sáu vị thánh nhân được người Trung Quốc tôn thờ từ xưa đến nay.Các tranh vẽ cổ còn lưu lại tại Tây Tạng miêu tả hai vợ chồng Đức Phục Hy và Bà Nữ Oa với hình dáng "mình người, thân rồng"...Chuyện này liên quan đến cổ tích Phục Hy, Nữ Oa vốn cứu một con rồng. Để cám ơn, con rồng đã tặng hai người một móng vuốt và khuyên họ trồng xuống. Hai người trồng xuống xong thì mọc ra một cây bầu tiên có một quả rất to, hai người chui vào trong thì trời nổi mưa to xuống gây ngập lụt trần gian... Về sau nước rút đi và hai người chui ra thành tổ tiên của loài người ngày nay...Đây là câu chuyện cổ tích kể cho con nít, nhưng nó lại mang một ý nghĩa rất quan trọng của lịch sử, Phục Hy - Nữ Oa vốn là người có thật, bằng chứng để lại là Đức Phục Hy đã dạy dân Viêm Việt viết chữ và đánh bắt cá, ông còn để lại tác phẩm Kinh Dịch, Hà Đồ Lạc Thư... là những di sản trí tuệ của nhân loại. Hình Thái cực trong Kinh Dịch chính là biểu tượng của Mặt Trời (Thái Dương).Phục Hy cũng được coi là vị vua đầu tiên của Viêm Việt. Ngoài tên gọi Thiên Hoàng, người ta còn gọi ông là Viêm Hoàng.Vào thế kỷ 15 triều Minh, xuất hiện một tác phẩm văn học "Phong Thần diễn nghĩa". Trong đó đã cho rằng Phục Hy - Nữ Oa là tổ tiên của người Đông Di, một chủng dân được người Hán coi là dị tộc nằm ở phía đông. Người Việt ta thì được người Hán gọi là Nam di hoặc Nam Man.Để miệt thị, người Hán gọi người Đông Di là Yêu Tộc do đặc tính mắt xanh như mắt mèo. Màu sắc này là kết quả của việc sống trong khí hậu băng giá hàng ngàn năm gây ra. Vì vậy, hậu duệ của Đông Di sau này còn được người Hán gọi là người Miêu, phát âm theo từng vùng thành Man, Mãn. Người Việt Nam ngày nay còn gọi là người Mèo hay H'mông.Sự tích nguồn gốc Yêu Tộc của bà Nữ Oa càng rõ nét hơn bằng câu chuyện thần thoại Trụ Vương - Đắc Kỷ đời nhà Thương. Chuyện rằng bà Nữ Oa sai Cửu Vĩ Linh Hồ (con cáo chín đuôi) là thuộc hạ của bà hóa thân thành người đẹp Tô Đát Kỷ đến dụ dỗ Trụ Vương, khiến cho Trụ Vương lâm vào cảnh sa đọa, không có việc ác nào mà không dám làm. Theo "Phong Thần diễn nghĩa", Tô Đát Kỷ là con của Ký Châu hầu Tô Hộ, thuộc tỉnh Hà Bắc (phía trên tỉnh Sơn Đồng ngày nay). Bà Nữ Oa được coi là tổ tiên của người Đông Di, thời đó cũng ở đất này. Vì thế Tô Đát Kỷ được sử Hán miêu tả là bị yêu nhập.Để làm vui lòng người đẹp, Trụ Vương sai người đi đốt "Phong Hỏa Đài" một loại chòi canh báo động của nhà Thương nhằm kêu gọi chư hầu đến cứu khi đất nước lâm nguy. Khi khói được bốc lên, các chư hầu lục tục đem quân chạy đến thì hóa ra bị Trụ Vương đùa. Thấy thế nàng Tô Đát Kỷ bèn cười rũ rượi. Các chư hầu thấy thế thì chán nản bỏ về, từ đó về sau không thèm chạy đến nữa. Nhân đó Chu Vũ Vương (nhà Chu) dấy binh làm phản. Trụ Vương vội sai người đốt "Phong Hỏa Đài" thật thì không có ai đến cứu. Thế là nhà Thương mất vào tay nhà Chu. Sự tích này được người đời sau ví von là "nụ cười nghiêng nước nghiêng thành, hoặc người đẹp nghiêng nước nghiêng thành" là vì vậy. (Ý nói là nụ cười của người đẹp có thể làm mất nước).Các nhà văn đời Chu cho rằng bà Nữ Oa đã có công với nhà Chu khi sai Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương khiến cho dân chúng oán ghét, từ đó nhà Chu mới được lên làm chủ Trung Nguyên. Nhưng họ lại không hề nói đến chuyện sự thật, Chu Vũ Vương sau khi lên nắm quyền đã tàn sát người Đông Di như thế nào, khiến cho con cháu của bà Nữ Oa phải chạy khắp đất Trung Quốc, đến cả bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.Trở lại chuyện đất Viêm Việt cổ đại. Đời vua thứ hai sau Phục Hy chính là Thần Nông. Ông được người Trung Quốc cổ đại coi là ông tổ của nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bừa, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược... Ông được dân gian kính trọng gọi là Địa Hoàng hoặc Viêm Đế. Trên các tranh vẽ còn lại đến ngày nay, Thần Nông cũng được người Hán miêu tả là người có đầu giống trâu, sừng nhọn, trán đồng, đầu sắt. Người Hán cũng coi ông là tổ tiên của người Đông Di thuộc dòng Yêu Tộc, hậu duệ của Nữ Oa nương nương. Các đời Viêm Đế sau này còn được gọi là Xi Vưu. Tức là người cai quản muôn dân.Theo các ghi chép cổ còn lại đến ngày nay, các đời vua Trung Quốc cổ đại đều là những giáo sĩ giống như Vua Hùng bên ta nên mỗi khi có việc tế lễ, họ có thể đội mũ gắn sừng trâu, trán bịt đồng giống như các bộ lạc da đỏ Nam Mỹ hoặc Châu Phi vậy. Người đời không nhìn rõ được mặt nên tả lại họ có sừng trâu, mặt sắt... là chuyện thường. Nhưng việc này cũng chứng tỏ, đời Thần Nông, nước Viêm Việt đã thuần hóa được Trâu và sử dụng để cày bừa. Thần Nông là người đặt ra Lễ Tịch Điền. Vì thế, việc tôn sùng trâu, đội sừng trâu trong ngày hội nghi lễ ra đồng là một nét văn hóa của người Việt.Đến đời Hùng Vương nước ta thì thay sừng trâu bằng mũ tế cắm lông chim hồng hạc. Các Hùng Vương đều là các giáo sĩ lên tế đàn cúng trời đất mỗi khi làm Lễ Tịch Điền... Nếu chúng ta để ý xem tivi sẽ thấy các bộ lạc Châu Phi còn đội sừng linh dương, thậm chí cả vẽ loằng ngoằng lên mặt và lên người nữa. Tóm lại, đó là một phong tục tập quán cổ xưa được người đời sau tôn trọng.Người Việt còn có câu chuyện cổ tích... Do sống ở vùng sông nước nên người Bách Việt thường hay bị cá sấu và thuồng luồng (loại trăn lớn như trăn nam mỹ) bắt. Người dân bèn gọi "Cha ơi, ở đâu về cứu con..." thế là Đức Lạc Long Quân hiện ra, ngài bảo dân chúng vẽ hình cá sấu, thuồng luồng lên mình để khi xuống nước, các loài thủy quái tưởng là đồng loại sẽ không ăn thịt. Từ đó, tục vẽ hoặc xăm mình trở thành tín ngưỡng độc quyền của dân Việt. Nhiều đời sau không xăm thuồng luồng, cá sấu nữa mà thay bằng xăm hình rồng.Còn hình vẽ Đức Lạc Long Quân được miêu tả là mình người thân rồng, tay cầm giáo nhọn (giống đức Phục Hy, Nữ Oa). Người Việt ta tự nhận là con Rồng, cháu Tiên là vì vậy.Như phần trên tôi đã viết. Viêm Đế (Viêm Hoàng) tức là vua của nước Viêm Việt cổ đại. Viêm tức là mặt trời (nhiệt). Viêm Việt là tộc người Việt cổ thờ thần mặt trời. Trong khi người Việt tự hào mình là dòng giống Rồng Tiên, thì thời xưa, người Hán cho người Việt là Ma Quỷ do tục lệ xăm hình quái dị lên cơ thể của dân chúng.Đến tận ngày nay, phim ảnh vẫn thêu dệt ra ma quỷ như là các xác chết đen sì, trên mình vằn vện hoa văn xăm trổ, đầu thì có sừng, mũi trâu... vv.Trở lại lịch sử của 4.700 năm về trước. Vào thời đại của Lạc Long Quân, Âu Cơ và dân tộc Bách Việt.Thời kỳ này xuất hiện một quý tộc Hoa Hạ nổi tiếng: Hiên Viên Hoàng Đế. Vị tam hoàng thứ ba được người Hán tôn sùng gọi là Nhân Hoàng. Theo huyền sử thì Hiên Viên lên làm vua từ khoảng năm 2700 đến 2600 trước công nguyên, tức là cùng thời với Lạc Long Quân.Để tranh giành đất đai tài nguyên, người Hoa Hạ từ phía Tây Bắc Trung Quốc đã tràn vào Trung Nguyên và gây chiến với các dân tộc bản địa. Hiên Viên đã đánh nhau với Viêm Đế thuộc họ Thần Nông để xâm chiếm đất đai của người Việt. Viêm Đế thời kỳ này còn gọi là Xi Vưu. Theo lịch sử, Hiên Viên chém đầu Xi Vưu. Các bộ tộc thuộc Xi Vưu bỏ chạy về phía đông, về sau thành các tộc Đông Di. Người Hán chiếm lấy Trung nguyên và Hiên Viên được coi là vị anh hùng dân tộc có công mở mang bờ cõi của người Hoa Hạ.Về sau người Hoa Hạ đã đồng hóa, dị hóa một cách ép buộc (hoặc tự nguyện) các bộ tộc khác như Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, Đông Di, hậu duệ Xi Vưu, Hung Nô, Tiên Ti... v.v thành một sắc dân hỗn tạp, gọi chung là người Hán.Theo huyền sử Hồng Bàng và Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp viết trong thế kỷ 14 thì thấy rằng: Vua Đế Minh là cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông. Đế Minh cho con cả là Đế Nghi làm vua phương bắc (từ Động Đình Hồ thuộc tỉnh Hồ Nam trở lên). Về sau, người Hán gọi vùng này là đất Cửu Lê.Theo truyền thống, Đế Minh được gọi là Viêm Đế giống như ta gọi là Hùng Vương vậy.Đế Minh cho con thứ là Lộc Tục làm vua ở phương Nam, tên là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ tức là Bách Việt sau này. Vùng này được người Hán gọi bằng cái tên Cửu Đức. Theo nghĩa cổ, số 9 là số to nhất của Hà Đồ tượng trưng cho Thái Dương (mặt trời) nên sau này còn nhiều tên như Cửu Châu, Cửu Đỉnh... Nước Việt về sau còn được người Hán chia là 9 quận.Đế Minh sinh ra Đế Lai, tiếp tục làm vua phương bắc. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, tiếp tục làm vua phương nam.Như vậy Đế Lai được thừa hưởng đất đai tổ tiên từ Động Đình Hồ trở lên. Đỉnh Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông có lẽ là kinh đô của Đế Lai nên ông ta thường đến đây tế lễ hàng năm. Đó là truyền thống của người Việt từ xa xưa, vì vậy mới có câu ca dao rằng "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là bắt nguồn từ đó.Đọc đến đây, các bạn có thắc mắc về câu chuyện Hiên Viên chém đầu Xi Vưu chính là ai không? Xin thưa chính là Đế Lai, cha của bà Âu Cơ. Vị Viêm Đế cuối cùng của đất Cửu Lê (hoặc Đông Di).Theo huyền sử Hồng Bàng viết. Đế Lai giao cho Xi Vưu cai quản đất nước (Xi Vưu được người Hán miêu tả là thuộc tướng của Đế Lai). Nhưng trên thực tế, Xi Vưu là nghĩa của từ "người cai quản muôn dân" tức chính là Đế Lai. Tại sao huyền sử Hồng Bàng không viết Đế Lai chính là Xi Vưu.Theo Huyền sử Hồng Bàng: Đế Lai giao cho Xi Vưu cai quản đất nước rồi mang Âu Cơ theo để dạo chơi phương nam, vì phong cảnh đẹp quá nên Đế Lai để Âu Cơ lại tại Động Đình Hồ rồi đi chơi, về sau tìm không thấy nàng bèn trở về phương Bắc?Đúng là người Hán viết huyền sử rất giỏi. Họ không cần thiên hạ biết sự vô lý của nội dung câu chuyện. Làm gì có ông vua nào đang đánh nhau với ngoại xâm lại đem con gái đi dạo chơi.Chỉ có một giải thích hợp lý. Từ xưa người ta tối kỵ nhất chuyện giết vua, như thế là phạm thượng, nghịch thiên, có tội với trời. Không triều đại nào chấp nhận chuyện này. Đến chuyện Chu Vũ Vương cướp ngôi nhà Thương còn phải bày đặt chiếu, hịch vạch tội Trụ Vương là hoang dâm vô đạo, trời người đều ghét. Lại còn phải thêu dệt được Nữ Oa đồng ý cho nàng Tô Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương, được Nguyên Thủy Thiên Tôn sai Khương Tử Nha và các vị tiên phù trợ, sai trời báo điềm này điềm nọ... vv. (Theo Phong thần diễn nghĩa).Đến các đời sau thì việc cướp ngôi vua xảy ra thường xuyên và được viết thành "nhường ngôi". Vua cũ thấy vua mới hợp với lòng trời... nên nhường. Vua nào mà bị giết thì được gán cho đủ các thứ tội... Đến nước Việt ta, vua Quang Trung bị đột tử chết còn bị sử viết là bị Tiên đánh gậy sắt vào đầu do cướp ngôi nhà Lê... Đúng là đau cả đầu.Vì thế, Đế Lai là một ông vua của toàn dân, trong con mắt của người xưa, Đế Lai không thể viết là bị giết mà phải viết là Đế Lai... đi chơi. Sau đó dựng lên câu chuyện Xi Vưu làm phản Đế Lai, vì thế bị Hiên Viên giết. Đế Lai cảm phục Hiên Viên bèn "nhường ngôi".Xi Vưu được miêu tả trong truyền thuyết là đầu có sừng, mặt đồng, trán sắt, giống hệt Đức Thần Nông, tay cầm một cây Việt phủ cực lớn, thống lĩnh 9 bộ tộc Đông Di tiến đánh Hiên Viên. Hiên Viên đánh không lại bèn kêu lên Hạo Thiên Thượng Đế, Thượng Đế bèn cho Cửu Thiên Huyền Nữ công chúa xuống giúp, cuối cùng Xi Vưu bị Hiên Viên chém đầu, xác chết hóa thành một ngọn núi.Về sau trước phản ứng của các dân tộc thiểu số, các sử gia Hán phải sửa lại là Xi Vưu xin hàng Hiên Viên, được Hiên Viên cho làm bộ tướng... Còn chuyện Xi Vưu thua thì đấy là ý trời.Cuộc chiến Hiên Viên - Xi Vưu được các nhà văn và sử gia Hán tộc thần thánh hóa bằng câu chuyện cuộc chiến Tam giới Người - Yêu - Ma. Trong đó Hiên Viên được xưng tôn là anh hùng đại diện cho Nhân tộc. Xi Vưu bị coi là Yêu tộc. Còn đồng minh Xích Quỷ của Xi Vưu được người Hán coi là Ma tộc.Về thực tế lịch sử giữa Hiên Viên và Xi Vưu có thể như sau.Trước khi nổ ra chiến tranh với Hiên Viên, Đế Lai cảm thấy bị đe dọa nên ông ta đem gả nàng Âu Cơ cho Lạc Long Quân, dù sao cũng là quan hệ họ hàng cùng nguồn gốc, ý định nhờ Lạc Long Quân giúp sức đánh lại Hiên Viên. Ở đây cần suy nghĩ lại một chút, Đế Lai ngang hàng anh em con chú con bác với Lạc Long Quân nên nàng Âu Cơ có lẽ phải là em Đế Lai, con của Đế Minh thì đúng hơn.Đế Lai đem nàng Âu Cơ đến Động Đình Hồ. Đây là biên giới của hai miền nam bắc nước Việt cổ. Từ đó Đế Lai trở về phương bắc để chuẩn bị cuộc chiến với Hiên Viên.Chuyện kết hôn như thế này là bình thường trong lịch sử. Vua chúa các nước thường gả con gái cho nhau thành thông gia để khi cần thì nhờ các quan hệ này, tạo thành liên minh chính trị - kinh tế - quân sự.Chuyện này rất có cơ sở bởi vì tộc Bách Việt thường có tục xăm mình. Do đó, dưới con mắt của các nhà văn người Hán, đại diện cho Ma tộc chính là... Lạc Long Quân.Theo Hồng Bàng huyền sử viết. Âu Cơ và Lạc Long Quân lấy nhau đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 người con trai. Về sau Âu Cơ muốn mang con về bắc nhưng không được (huyền sử không giải thích rõ lý do tại sao không được). Âu Cơ bèn mang 50 người con trai xuống biển thành lập nước Văn Lang, phong con trưởng là Hùng Vương. Còn Lạc Long Quân mang 50 người con trai lên núi, về sau... không rõ? Đó là tại sao nước Việt Nam bây giờ chỉ còn có 50 dân tộc, còn 50 dân tộc nữa đâu?Có thể Đức Lạc Long Quân đã kéo 50 người con này đi đánh Hiên Viên cùng Đế Lai chăng. Nhưng bởi vì Lạc Long Quân cũng là vua danh chính ngôn thuận, sử không thể viết thành bị giết. Vì thế Hồng Bàng huyền sử mới không nói rõ là ở đâu.Khi liên minh các bộ tộc của Đế Lai bị đánh bại. Đế Lai bị giết chết, đất đai phương bắc rơi vào tay nhà Hán. Các tộc còn lại của Đế Lai chạy tứ tán. Một bộ phận chạy xuống tây nam thành người Miêu. Một bộ phận khác chạy về phía đông thành ra người Đông Di. Đến đời Đế Du, con trai Đế Lai thì tuyệt tích.Còn Lạc Long Quân và 50 người con trai ở đâu thì... không rõ? Không còn sử sách nào chép về họ. Nếu họ còn sống hoặc đang ở đâu đó thì tất phải lưu truyền cho hậu thế. Đằng này biến mất như giống khủng long cổ đại vậy.Câu chuyện cuộc chiến Tam Giới đã được người Hán dựng thành phim, xây dựng cả game online cho dân Việt mình chơi. Có rất nhiều anh hùng bàn phím Việt Nam cho Hiên Viên là thần tượng Trung Hoa rồi nhập vai đánh cho Yêu tộc của Âu Cơ, Ma tộc của Lạc Long Quân chết như ngả rạ...Xem phần giới thiệu game tại đây. Game di động trực tuyến Hoàng Đế sắp khai mở. Sản phẩm này của VTC Mobile sẽ bước vào giai đoạn Open Beta lúc 13h ngày 6/8/2012 với chuỗi sự kiện. Trong Hoàng Đế, người chơi được nhập vai vào các vị anh hùng thời kì Hoàng Đế Hiên Viên để tham gia những cuộc đại chiến còn khốc liệt hơn trận Hiên Viên – Xi Vưu từ hàng ngàn năm trước.http://www.vietgiaitri.com/game/game-online/2012/08/game-di-dong-truc-tuyen-hoang-de-sap-khai-mo/Đau đầu hơn nữa là nội dung câu chuyện của game viết, Viêm Đế nhờ Hiên Viên đánh Xi Vưu. Sau khi đánh thắng Xi Vưu, Viêm Đế cảm phục Hiên Viên mà nhường ngôi. Hiên Viên thành vị anh hùng của Trung Hoa. Đúng là hoang đường bởi Xi Vưu chính là Viêm Đế, chẳng lẽ Viêm Đế tự chém đầu mình rồi nhường ngôi cho Hiên Viên hay sao? Còn tại sao Đế Lai Xi Vưu, Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa... lại được các nhà văn Hán coi là Yêu Tộc. Trở lại câu chuyện xưa...Vào thời băng hà cuối cùng, do sống hàng ngàn năm trong cảnh băng giá thiếu ánh mặt trời nên người phương bắc da trắng, mắt xanh chứ không đen như ngày nay, có thể tóc họ còn vàng nữa. Người ta đã khai quật được một ngôi mộ được cho là của Thành Cát Tư Hãn từ thế kỷ 13, nhưng các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy xác chết trong ngôi mộ có bộ tóc màu vàng như của người Bắc Âu. Khám nghiệm gien ADN thì thấy đúng là gốc người Mông Cổ. Thật lạ...Có lẽ vì thế mà người Hán thường gọi tộc Đông Di là dị tộc, về sau gọi là người Miêu (ý chỉ mắt xanh như mắt mèo). Vì thế các nhà văn Hán tộc sau này mới dựng lên câu chuyện cho Xi Vưu (Đế Lai) là Yêu Tộc, tổ tiên Xi Vưu như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông... cũng là Yêu tộc nốt.Qua đó chúng ta có thể đoán rằng Đức Âu Cơ ngày xưa da trắng và mắt xanh, có thể tóc còn vàng nữa rất là đẹp. Đối với người phương nam da nâu mắt đen thì đúng là Tiên rồi. Còn theo huyền sử Hồng Bàng. Âu Cơ muốn đem con về phương bắc nhưng không được, chắc chỉ vì một lý do, cha của bà đã bị giết, nước đã mất nên không thể về.Theo huyền sử Hồng Bàng và Lĩnh Nam Trích Quái... "Một ngày kia, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng, ta và nàng vốn giống Rồng Tiên, không thể ở lâu được với nhau..." ... "Từ đó, Âu Cơ ở lại đất Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ). Người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi thì Đông giáp bể Nam Hải, Tây đến Ba Thục (tỉnh Vân Nam, TQ), Bắc giáp Động Đình Hồ (tỉnh Hồ Nam, TQ), Nam đến nước Hồ Tôn (sau này là Chiêm Thành)"... Đây quả là điều sử sách viết mơ hồ vô cùng.Ngày nay chúng ta biết rằng, đã là người thì làm gì có chuyện không sống được với nhau, người xưa cũng không có tục ly dị. Mà ngày nay, ta lấy tây đen, tây trắng ầm ầm vẫn sống như thường nữa là ngày xưa.Huyền sử chắc không dám viết lời chia tay của Lạc Long Quân với Âu Cơ khi đem quân lên phương bắc để giúp Đế Lai. Cho nên đành phải viết rất khó hiểu, khiến người đời sau đau cả đầu để phỏng đoán.Giả sử các bạn đặt mình vào địa vị của một người phụ nữ như Âu Cơ. Nước mất nhà tan, cha mẹ, anh em bị kẻ thù giết chết, chồng con không rõ tung tích thì đau khổ nhường nào.Hiên Viên sau khi chiến thắng Đế Lai và Lạc Long Quân được người Hán tôn sùng và gọi là Hiên Viên Hoàng Đế hay là Nhân Hoàng. Do lịch sử của người Hán từ trước đó không có ghi chép nên người Hán coi bừa Đức Phục Hy, Thần Nông là tổ tiên của họ rồi ghép thêm Hiên Viên vào nữa thành tam hoàng cho đến ngày nay. (Thiên Hoàng Phục Hy, Địa Hoàng Thần Nông, Nhân Hoàng Hiên Viên). Sau đó, họ còn thêm cả Ngũ đế của người Hán vào, khiến cho đời sau tưởng là người Hán đã có từ lâu đời.Còn tại sao Hiên Viên lại chiến thắng Xi Vưu và liên minh các tộc Việt. Điều này cũng dễ giải thích. Tổ tiên của Hiên Viên là người du mục tây bắc, họ rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung giống kỵ binh Mông Cổ. Còn các tộc Việt, chủ yếu là định canh định cư. Do đó khi đánh nhau, hai chân (người) làm sao chạy nhanh bằng bốn chân (ngựa) được.Một phần tộc dân còn lại của Đế Lai chạy lên đông bắc Trung Quốc thành người Đông Di, hoặc Man di (mọi rợ). Người Đông Di sau này kết hợp với các tộc khác ở đông bắc Trung Quốc gọi là người Uế, đến thời Tần Hán thì gọi là người Túc Thận, sau lại gọi là Ấp Lâu, Vật Cát, Mạt Hạt... Đến thế kỷ thứ 10 thì thành tộc Nữ Chân, sau này đổi tên thành Đại Kim rồi Đại Thanh.Người Nữ Chân trong lịch sử từng bị các triều đại nhà Hán liên tục truy đuổi, giết hại rất nhiều. Ngay tại thời Chu Vũ Vương lên thay nhà Thương. Chu Vũ Vương đã đuổi tận giết tuyệt người Đông Di khiến họ phải lang thang, du mục trên thảo nguyên đông bắc hàng ngàn năm. Bị người Khiết Đan, Mông Cổ xua đuổi, phải triều cống cả Đại Liêu. Có thời kỳ họ chỉ còn lại chừng 30.000 người. Họ phải trốn sang Cao Ly và Nhật Bản để tồn tại, nhưng họ vẫn kiên cường đứng lên chống lại người Hán. Thế kỷ thứ 10. Người Nữ Chân liên tục đe dọa biên giới phía bắc Đại Tống. Nhờ vậy, người Việt ta mới được yên ổn giành lại độc lập sau 1.000 năm bắc thuộc.Đến thế kỷ 12, người Nữ Chân thành lập nước Đại Kim, họ đánh xuống phương nam và chiếm toàn bộ vùng phía bắc sông Trường Giang vào năm 1127. Người Tống phải bỏ kinh đô mà chạy về Nam Kinh, đến vua của người Tống cũng bị người Kim bắt.Năm 1234. Người Kim bị Mông Cổ và Đại Tống nam bắc hợp kích. Nhà Kim bị tan rã.Đến năm 1616. Người Nữ Chân lại nổi lên thành lập nước Hậu Kim. Năm 1636 đổi tên thành Đại Thanh. Đến năm 1659, người Thanh vào đánh chiếm Trung Quốc và đến năm 1759 thì chiếm hết Đài Loan, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương. Toàn bộ Trung Quốc rơi vào tay người Thanh. Người Hán bị nhà Đại Thanh đô hộ hơn 200 năm.Theo một số sử liệu nói rằng, năm 1792 vua Quang Trung đã gửi thư cầu hôn công chúa con gái của vua Càn Long nhà Đại Thanh. Ngoài ra còn "xin lại" hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây về cho Đại Việt với lý do đất ấy vốn của người Việt. Vua Càn Long đã đồng ý và cho sứ đi chuẩn bị vì nghĩ rằng đất ấy vốn của người Việt thật, nay cho con gái làm của hồi môn, vả lại người Việt vốn có họ hàng rất xa với mình. Không rõ chuyện này có đúng không? Theo các ghi chép còn lại đến nay thì Vua Quang Trung đang ngồi nghỉ bỗng đau đầu ngất đi, mấy ngày sau thì chết. Chắc nhà vua bận suy nghĩ chuyện chiếm lại giang sơn cho người Việt, nhất là việc rước thêm một vị Tiên nữa. Tiếc là Vua Quang Trung mất sớm nên người Việt chỉ còn mảnh đất bé tí hình chữ S là nước Việt Nam ngày nay. Thế mà có nhà sử học đời Nguyễn lại viết rằng, Vua Quang Trung đang ngồi nghỉ thì có vị Tiên cầm gậy sắt đánh vào đầu rồi mắng Vua rằng "mày ăn lộc vua mà cướp ngôi, phải đánh cho chết đi..." (ăn lộc Vua ở đây chỉ vua Lê). Không biết ông Tiên nào mà ngớ ngẩn như vậy, làm mất một cơ hội tốt cho người Việt, để đến bây giờ nước ta vẫn là một nước bé tý luôn bị ăn hiếp, bắt nạt.Đến năm 1912 vị hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh là Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, chấm dứt sự cầm quyền tại Trung Quốc. Trong suốt hơn 200 năm thống trị, người Mãn Thanh cuối cùng lại bị đồng hóa thành người Hán. Ngày nay, người ta thống kê ở Trung Quốc chỉ còn khoảng 200 người biết nói tiếng Mãn. Một số trang web cho rằng bà Âu Cơ thuộc tộc Nữ Chân. Điều này là không đúng vì đến thế kỷ thứ 10, tên gọi Nữ Chân mới bắt đầu. Đến thời điểm đó thì Đông Di đã du nhập vào các bộ lạc khác vùng Đông Bắc Trung Quốc đến 3.700 năm và pha tạp huyết thống lung tung rồi.Căn cứ theo "Thượng thư" và "Quốc ngữ" cùng nhiều loại thư tịch cổ, Tam Miêu bắt nguồn từ Cửu Lê, và là hậu thế của Cửu Lê. Cửu Lê chiến bại, tộc nhân lưu tán, phát triển thành Tam Miêu tức người Mèo mà ngày nay chúng ta gọi là người H'mông. Cửu Lê tức là 9 bộ tộc vùng đông bắc Trung Quốc.Căn cứ theo một số sử thi, ca dao, truyền thuyết của người Miêu, Xi Vưu là đại tổ thần của tộc người này, có địa vị hết sức cao quý. Một số học giả, đặc biệt là học giả người Miêu đề xuất rằng, tổ tiên của người Miêu vào thời thượng cổ ban đầu cư trú tại lưu vực Hoàng Hà, do bị tộc Hoa Hạ đánh bại, bị buộc phải thiên di đến khu vực Quý Châu, tây bộ tỉnh Hồ Nam và tây nam bộ tỉnh Hồ Bắc ngày nay.Sau khi Xi Vưu bại trận, một bộ phận tộc nhân bị đồng hóa thành một bộ phận của tộc Hoa Hạ, cũng là tổ tiên của người Hán ngày nay.Năm 1979, tại Hàn Quốc xuất hiện một quyển sách lịch sử gây tranh cãi là Hoàn Đàn cổ kí, trong đó Xi Vưu được xem là Từ Ô Chi Hoàn Hùng, đại quân chủ thứ 14 của Bột Đạt Quốc trên bán đảo Triều Tiên.Mặc dù Xi Vưu là nhân vật phản diện trong các điển tịch Nho giáo, song trong dân gian vẫn duy trì truyền thống thờ phụng Xi Vưu, khu vực các tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây ở Hoa Bắc có hoạt động thờ phụng tương quan. Như Nhâm Phưởng thời Nam triều có ghi trong "Thuật dị chí" rằng Kí châu (nay là Hà Bắc) có nhạc danh (Xi Vưu hí), người dân đầu đội sừng trâu và giữ thăng bằng. Tại một thôn ở Thái Nguyên có tế thần Xi Vưu. Tần Thủy Hoàng tự mình tế Xi Vưu, xem là một trong tám chiến thần. Các bậc đế vương và võ tướng sau này trước khi xuất chinh thường tế bái Xi Vưu để cầu xin sự phù hộ.Trong khi người Hán tự nhận là con cháu của Viêm Hoàng, người Miêu tiếp tục xem Xi Vưu là tổ tiên của mình. Một bộ phận người Miêu lưu truyền truyền thuyết "Gid Chib Yeul Laol", trong đó "Gid Chib" ý chỉ ông hay người già, "Yeul Laol" ý chỉ anh hùng, vẫn còn có tranh luận về việc nó có phải ám chỉ đến Xi Vưu hay không. Ở các vùng người Miêu tại Kiềm Đông Nam thuộc tỉnh Quý Châu và huyện Dung Thủy thuộc Quảng Tây, cứ mỗi sáu năm hoặc mười năm lại cử hành một lần nghi thức tế tổ Chiguzang (Cật Cổ Tang) với quy mô lớn, đầu tiên là tế thủy tổ "Khương Vưu". Ở Kiềm Nam thuộc tỉnh Quý Châu có sử thi "Bảng Xi Vưu", kể về truyện cũ của vị tổ tiên đệ nhất Hương Vưu.Trong tiểu thuyết "Xi Vưu Thiên Hoàng" xuất bản tại Hàn Quốc năm 2007, Xi Vưu được viết là tổ tiên của dân tộc Triều Tiên và đã đánh thắng Hoàng Đế. Cuốn tiểu thuyết này gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc vì cho rằng nó bóp méo lịch sử.Xem thêm về Bách Việt cổ tại đây.http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch_Qu%E1%BB%B7Xem thêm về Viêm Hoàng Xi Vưu tại đây. http://vi.wikipedia.org/wiki/Xi_V%C6%B0uCòn câu chuyện huyền thoại 100 trứng nở ra 100 người con thành tộc Bách Việt, thì có thể giải thích bằng 2 cách. Có thể Đức Lạc Long Quân đẻ ra 100 người con trai thật rồi cho các con đi cai trị các miền thuộc Bách Việt. Cũng có thể do phong tục tập quán của dân ta từ xưa thường hay gọi vua là Cha, hoàng hậu là Mẹ. Vì thế khi có những bộ tộc gọi vua là cha, là mẹ cũng không có gì lạ. Chẳng hạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh được gọi là "Cha già của các dân tộc Việt Nam" chẳng hạn. Nếu sau này có truyền thuyết nói rằng Bác Hồ có 50 người con cũng không có gì sai.Một bộ phận tộc nhân của Đế Lai chạy xuống vùng tây nam Trung Quốc thành người Miêu ngày nay. Đến thế kỷ thứ 8, người Miêu thành lập nước Nam Chiếu tại Vân Nam. Theo Việt Nam sử lược (VNSL) của Trần Trọng Kim có chép: "Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Quy Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn... Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông quốc rồi lại đổi là Đại Lễ..."Năm 750, Nam Chiếu nổi lên chống lại nhà Đường. Sau đó, Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên là vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam ngày nay, xuống phía bắc Lào và Thái Lan, và sau đó về phía bắc tới Tứ Xuyên. Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh với một bộ máy hành chính quan lại rất hoàn chỉnh. Năm 829, Thành Đô đã bị quân Nam Chiếu chiếm đóng.Nam Chiếu cũng đã từng xâm chiếm An Nam (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ những năm 858 tới năm 866. Về việc này, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép lại (nhưng không chích dẫn ở đây).Về lịch sử của người Hán, bắt đầu từ tộc Hoa Hạ ở thảo nguyên tây bắc Trung Quốc. Từ thời Hiên Viên Hoàng Đế họ đã tràn xuống Trung nguyên rồi đồng hóa các dân tộc du mục ở đây thành một giống hỗn tạp chủng gọi chung là người Hán. Người Hán đem sự tích hoặc truyền thuyết của các dân tộc bản địa ra sao chép, chỉnh sửa lại thành một bộ truyện truyền thuyết theo cách nghĩ của họ.Thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, người Hán lại tràn xuống phương nam và chiếm đất của người Bách Việt. Do họ liên tục đồng hóa, dị hóa nhiều dân tộc, nên đến ngày nay người Hán là một dân tộc pha tạp nhất thế giới. Chúng ta có thể thấy người Hán to lớn thô lỗ, mắt một mí tại vùng bắc Trung Quốc. Sang phía tây lại thấy nét mặt sắc sảo của vùng Tân Cương, Tây Tạng. Xuống phương nam lại thấy người Hán nhỏ bé, da vàng. Vùng nam sông Trường Giang còn xăm trổ đầy mình như ma quỷ... Thậm chí họ còn xăm cả hình lãnh tụ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình... Đến cả chỗ kín họ cũng xăm vào.Các bạn cũng để ý xem nước Nhật Bản có quốc kỳ hình thái cực (hình mặt trời). Người Nhật Bản coi mình là hậu duệ của Thái Dương thần nữ, là con cháu của vị thần từ trên trời xuống. Vua Nhật được gọi là Thiên Hoàng. Họ có các nghi lễ gắn với văn hóa lúa nước, chữ viết của người Nhật giống kiểu chữ khoa đẩu thắt dây nòng nọc của Phục Hy truyền dạy... Nhất là họ rất ghét người Hán, trong chiến tranh nha phiến, họ gọi người Hán là "bệnh phu". Chiến tranh thế giới thứ 2, họ toàn bắt người Hán đem ra làm thí nghiệm sinh học làm chết hàng triệu người.Người Hàn Quốc cũng tự nhận mình là con cháu của Viêm Đế Xi Vưu. Cờ của họ hình lưỡng nghi tứ tượng. Họ cũng trồng lúa nước và có chữ viết khá giống người Nhật. Họ cũng có ngày tết âm lịch như ta. Ngày nay, có nhiều người ngộ nhận người Hán và chúng ta là hai anh em và ông anh luôn tìm cách ăn hiếp ông em. Nhưng thực ra, chúng ta chỉ họ hàng với những người gốc Việt cổ tại Trung Quốc mà thôi. Còn người Hán, chúng ta và họ là hai kẻ thù không đội trời chung từ xưa giống như Nhật Bản và Hàn Quốc, họ cũng coi như vậy. Người Hán đã cướp của người Việt nhiều thứ. Họ cướp đất đai, tài nguyên, đồng bào đồng tộc. Họ cướp những di sản phi vật thể như văn hóa, văn nghệ, chữ viết, các truyền thuyết lịch sử. Họ cướp cả tâm linh của chúng ta như tục lệ tế bái Tổ tiên, Kinh Dịch, Tết âm lịch và nhiều thứ khác nữa...Nếu một ngày nào đó bạn gặp một người Hán mắt hai mí, ăn cơm bằng đũa như người Việt và xăm trổ đầy mình thì bạn hãy thương hại họ, bởi vì tổ tiên của họ đã bị cướp đoạt, bị đồng hóa từ lâu rồi.Và người Việt chúng ta cũng nên cùng với các quốc gia có cùng nguồn gốc xa xưa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine, Lào, Thái Lan, Myama... và cả thế giới cùng nhau chống lại tư tưởng bành trướng, chống đồng hóa dị hóa của người Hán. Nếu không, khoảng vài ngàn năm nữa, họ mà đồng hóa đến Châu Âu thì nào là Zeus, thần Promete, thần sấm Thor, thậm chí cả Chúa Jesus cũng được họ viết thành của họ luôn.Hết.Bạn nào muốn xem thêm các chủ đề hay thì có thể xem trên trang này của tác giả Starboy. Nhiều bài viết của tôi đã được trích dẫn từ đây.http://ufo-connguoi-thuongde.blogspot.com/
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz