ZingTruyen.Xyz

Tay Tien Quang Dung

Khổ 2
Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thể hiện những nỗi niềm, tình cảm của mình về vùng đất Tây Bắc – nơi mà đoàn binh Tây Tiến của ông đã có rất nhiều những kỉ niệm tươi đẹp với đất, với người. Ngay từ khi đọc những dòng thơ đầu của tác phẩm có lẽ người đọc đã thấy ấn tượng về thiên nhiên Tây Tiến với sự hùng vĩ, hoang sơ và có lúc thật dữ dội, nguy hiểm khiến bước chân của người lính cũng trở nên mỏi mệt, rã rời. Thế nhưng, đến khổ thơ thứ hai, những mỏi mệt, rã rời ấy như lùi ra xa nhường chỗ cho không khí tươi mới của một đêm liên hoan ấm tình quân dân nhưng cũng chất chứa những suy tư chính ở nơi doanh trại.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
         ......
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

   Bài thơ “Tây Tiến” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. Có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào. Đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch.Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội. Chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ. Nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến. Cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.
  Nếu khổ thơ thứ nhất tác giả dẫn người đọc về quá khứ thì đến khổ thơ thứ hai  nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh của đêm liên hoan với ánh sáng rực rỡ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
Động từ “bừng lên” vốn là động từ mạnh khi kết hợp với hình ảnh “đuốc hoa” dường như đã thắp sáng cả doanh trại và còn lan tỏa ánh sáng ấy ra khắp không gian tịch mịch, u tối của núi rừng Tây Bắc. Đọc đoạn thơ người đọc ấn tượng với hình ảnh “đuốc hoa” trước nay vẫn thường gợi đến niềm hạnh phúc lứa đôi. Và trong bài thơ, khi Quang Dũng sử dụng hình ảnh này chắc cũng có lẽ cũng là để diễn tả niềm hạnh phúc của người lính khi được sống hòa mình trong đêm liên hoan tại doanh trại công tác. Lúc “đuốc hoa” bừng lên là khi hơi ấm đến với người lính và những giá lạnh được xua đi, cũng là chính là lúc người lính được gần gũi, gắn bó không chỉ với đồng đội mà còn với cả nhân dân, để dù xa nhà, xa quê họ vẫn có thể sống trong tình yêu thương, sự quan tâm của tình thân, bè bạn. Khi cảm nhận ,  ta thấy sự thật là giữa cuộc hành quân đầy gian lao và vất vả, thậm chí tinh thần họ lúc nào cũng phải trong tâm thế sẵn sàng đối diện với những mất mát và hiểm nguy. Thế nên những đêm liên hoan diễn ra như thế này đã góp phần tạo nên chút niềm vui, giúp họ giải tỏa những căng thẳng, cho họ sự động viên để họ lại có thể tiếp tục vững bước trên hành trình gian truân ở phía trước.
Không chỉ có sự xuất hiện của ánh sáng, ở những câu thơ tiếp theo, Quang Dũng còn gợi nên không khí tưng bừng của đêm liên hoan và đặc biệt hơn là trong không khí tưng bừng ấy lại có sự xuất hiện rất duyên dáng của “em”:

“Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Góp vào sự lung linh, rực rỡ của ánh “đuốc hoa” là âm thanh hết sức sôi nổi, vui tươi của điệu khèn, tiếng nhạc. Không chỉ có vậy, hình ảnh những cô gái với xiêm áo lộng lẫy đang nhịp nhàng, “e ấp” trong những vũ điệu của miền sơn cước đã khiến cho đêm liên hoan thêm phần sống động, lôi cuốn.  Cụm từ “kìa em” đứng ở vị trí đầu câu thơ gợi sự bất ngờ nhưng đầy thiện cảm của người lính khi nhìn thấy sự hiện diện của các cô gái bản làng với trang phục lộng lẫy đang hòa mình vào không khí rộn ràng, vui tươi của đêm liên hoan. Và khúc nhạc điệu vốn là hồn cốt của núi rừng Tây Bắc cùng với khung cảnh của đêm liên hoan đã tạo nên chất tình tứ, lãng mạn của cuộc liên hoan. Có ý kiến cho rằng câu thơ “nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” như một lời gợi nhắc về địa điểm diễn ra đêm liên hoan ở vùng biên giới Việt – Lào vì địa bàn hoạt động của đoàn binh Tây Tiến không chỉ là ở khu vực Tây Bắc mà cờn ở địa phận ở các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng ở Lào. Đó cũng là một ý kiến có căn cứ và xét thấy cho dù là cuộc liên hoan ấy diễn ra ở đâu đi chăng nữa thì điều tác giả muốn gửi gắm có lẽ vẫn là sự hòa hợp giữa con người và khung cảnh, đặc biệt là sự thân tình, trìu mến của quân và dân. Có thể thấy, từ khi “em” xuất hiện cùng với những khúc nhạc của núi rừng thì giữa khung cảnh và con người, giữa quân và dân như không còn khoảng cách nữa.
        Cả cảnh vật và con người như hòa vào nhau để cùng ngây ngất, rạo rực trong sự tưng bừng, sôi nổi của đêm liên hoan. Không khí của “hội đuốc hoa” ấy càng diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp bao nhiêu thì tình cảm, cảm xúc của nhà thơ lại càng trào dâng mãnh liệt bấy nhiêu để rồi những cảm xúc ấy được chắp thêm đôi cánh và hóa thành những vần thơ diễn tả rất uyển chuyển và nhịp nhàng. Không đơn thuần là những con chữ, người đọc như nhìn thấy cả ánh sáng, nghe được âm thanh và cảm nhận được vẻ đẹp cuốn hút đầy sức sống của những người con gái của núi rừng..Chính sự xuất hiện của những cô gái trong khúc nhạc điệu vốn là hồn cốt của núi rừng Tây Bắc cùng với khung cảnh của đêm liên hoan đã tạo nên chất tình tứ, lãng mạn của cuộc liên hoan. Có ý kiến cho rằng câu thơ “nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” như một lời gợi nhắc về địa điểm diễn ra đêm liên hoan ở vùng biên giới Việt – Lào vì địa bàn hoạt động của đoàn binh Tây Tiến không chỉ là ở khu vực Tây Bắc mà cờn ở địa phận ở các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng ở Lào.
       Khi không khí của đêm liên hoan vẫn chưa hết nhộn nhịp thì trong lòng tác giả lại có cảm giác như được gọi về những kỉ niệm tươi đẹp của buổi chiều sương Châu Mộc:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Hình ảnh con người hiện hữu ở câu thơ đi kèm cùng những câu hỏi đầy tha thiết. Nhân vật trữ tình luôn băn khoăn “người đi Châu Mộc chiều sương ấy” liệu rằng “có thấy” và “có nhớ” những vẻ đẹp thật thơ mộng, nên thơ của “hồn lau”, “dáng người trên độc mộc” và cả “dòng nước lũ” có những cánh hoa đong đưa. Trong làn sương chiều hôm người đi, cảnh vật như nhòe mờ, mông lung nhưng phải chăng chính vì thế mà nó trở nên có hồn hơn, ấn tượng hơn.Những bông lau phất phơ trên bờ bến phải chăng đã tạo nên cái hồn cho bến bờ hay hồn của cảnh là sự hóa thân của chính tâm hồn nhà thơ để mỗi một ngọn lau, một cánh hoa cũng mang những nỗi niềm, tâm trạng. Chính những điều này đã biến những sự vật vốn vô tri như cũng có riêng đời sống của nó. Thêm vào đó, sự gợi nhắc về dáng người mảnh mai, duyên dáng trên chiếc thuyền độc mộc xinh xinh đã khiến cho bức tranh về cảnh và người hiện lên với sự khỏe khoắn, rắn rỏi bên cạnh cái vẻ huyền ảo, mơ màng của miền cổ tích xa xưa .Ta thấy có lẽ, những nghi vấn về việc người đi “có thấy”, “có nhớ” giờ đây đồng thời cũng là lời khẳng định rằng những hình ảnh về cảnh vật và con người chốn này mãi mãi sẽ khắc ghi trong lòng tác giả cũng như những người lính nói chung. Chính vì “thấy” và “nhớ” rõ mồn một từng chi tiết, đường nét của cả người và cảnh nên ướm hỏi cũng thực chất là bày tỏ nỗi lòng và một khi phải rời xa chốn thân thương thì chắc hẳn trong lòng sẽ chất chứa nỗi nhớ mênh mang, sâu lắng và sức ám ảnh khôn nguôi về cảnh ấy và người ấy
Bài thơ “Tây Tiến” đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn. Không chỉ vậy, đọc thơ Quang Dũng ta còn thấy được bên cạnh những vần thơ đầy chất trữ tình là những câu đậm sắc thái bi tráng. Đó là những sự kết hợp khéo léo và đã góp phần diễn tả được cảm xúc, nỗi niềm khi thì tha thiết bồi hồi, lúc lại trang nghiêm, bi hùng của một nhà thơ luôn đau đáu về tháng ngày gắn bó cùng đồng đội.
    Như vậy hùng vĩ gắn với thơ mộng, những nét vẽ bạo khỏe, gân guốc; gắn với nét vẽ uyển chuyển, tinh tế, mềm mại là cái nhìn riêng của tâm hồn lãng mạn và hào hoa Quang Dũng trước khung cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ mà nên thơ đẹp đẽ. Xuyên qua cảnh vật và con người, là một niềm hoài niệm “chơi vơi” mà sâu nặng, bâng khuâng da diết một tình yêu nói khôn cùng của tác giả với một miền thiên nhiên Tổ Quốc đã gắn bó tha thiết với người lính về một thời oanh liệt:
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau; còn đủ sức soi đường”
(Chế Lan Viên)

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz