Rot Cuoc Thi Toi Muon Cai Gi
"Dở dở ương ương"
có thể một số các bạn ở đây không hiểu cụm từ này , hoặc đã hiểu nhưng không hiểu tại sao tôi lại sử dụng cụm từ này cho chương truyện đầu tiên của tôi . Thì đại loại cái cụm từ " dở dở ương ương " ấy ám chỉ cho một sự việc lở dở chả đến đâu , một câu chuyện hoặc một con người khó hiểu mà không ai có thể đoán trước được và hiểu được . Nói cho dễ hiểu hơn thì khi mà con người ta gặp một câu chuyện ngoài dự đoán hay gặp một con người khác kì cục mà không thể hiểu được thì người ta sẽ thở phào mà mắng rằng " Dở dở ương ương"
Còn về cái việc tại sao tôi lại mạn phép dùng cụm từ đấy để làm tiêu đề mở bài cho quyển nhật kí này thì chắc là do tôi thấy nó khá hợp với tôi.
Đúng vậy ! cái cụm từ ngớ ngẩn ấy đã bám theo tôi từ bé cho đến tận bây giờ . Đầu tiên là chính cái tên "dở dở ương ương" hay chính xác hơn là cách đặt tên "dở dở ương ương" của bố mẹ đặt cho tôi . Chả là lúc mang bầu tôi thì bố mẹ hay đi ăn tiệm bún Phi Long . Vì tiệm bún này rất ngon và vì công việc bận rộn nên không có thời gian nấu nướng nên hai vợ chồng thường xuyên ra đây ăn cho tiện . Chả hiểu sao bố lại thích cái tên Phi Long và quyết định đặt cho tôi cái tên đấy . Sau này tôi hỏi lại thì bố bảo một phần là do bố thấy cái tên đó đẹp cũng một phần đặt tên như thế để sau này nhìn tôi bố mẹ vẫn nhớ cái kỉ niệm của hai vợ chồng với quán bún thuở xưa.
Ôi thì như vậy nó cũng bình thường đi . Chứ nhưng mà cái "dở dở ương ương" là sau này lúc một hai tuổi tôi lại ốm triền miên . Đem hết phòng khám này đến bệnh viện kia cũng không có tiến triển . Thế là bố mẹ tôi đành đi xem thầy xem tôi có bị ai quấy phá không . Cũng chả biết là thầy cao tay hay trùng hợp mà ông thầy phán rằng tôi bị vong theo , thầy dạy là phải về thay tên đổi họ cho tôi rồi gửi về họ hàng hay ông bà nuôi giữ . Thầy bảo do nhà mày họ Nguyễn Văn mà cái cớ sự gì chúng mày đặt là Nguyễn Phi cho các cụ ở dưới trách cứ mà không bao bọc cho cháu , thôi thì thầy cho chúng mày cái tên Nguyễn Văn Bảo về đặt lại cho cháu mà dặn dò người thân từ nay gọi cháu bằng Bảo cho ở dưới hài lòng mà chở che . Sau này nó lớn lên đổi lại thành Phi Long cũng không muộn. Và thế là từ suốt cái thuở bé tôi được gọi lại Bảo . Sau này do cũng quen cùng với cái tính " Dở dở ương ương" của tôi mà gặp bạn mới hay người lạ tôi đều giới thiệu một mạch cả hai tên
Tạm gác lại cái tên , cái cuộc đời của mỗi người thì muôn vàn tình huống muôn vàng câu chuyện cùng kề với nhiều cảm xúc khác nhau . Có những chuyện mà con người ta nhớ hằn sâu trong trí óc , vẫn có những chuyện mà họ quên bặt đi khi nào không hay . Âu có cái chuyện tuổi thơ là ví dụ, có người bảy tám mươi tuổi ngồi kể với bạn cờ chuyện từ thuở cởi truồng tắm mưa mà như mới hôm qua , cũng có người tuy mới đôi mươi ba mấy mà sau này phải nghe mẹ kể mới ngỡ nàng và bật cười với sự ngây thơ của mình hồi bé . Riêng tôi thì chỉ nhớ được những sự kiện của bản thân từ khi lên năm lên sáu đến bây giờ , còn những chuyện thuở mới lọt lòng thì hầu như ai cũng phải nằm nghe mẹ kể vài lần mới biết . Ngày 28/12/2003 âm lịch ( tức ngày 16/1/2004)
Trong cái tiết trời lạnh những ngày cuối đông ở vùng quê nghèo thuộc bắc trungbộ , gió lạnh vẫn rít vào người từng cơn từng cơn một , ai nấy đều run lên bầnbật . Có người nhìn lên trời mà mắng vui rằng "- Mẹ tiên sư cha nó chứ , trời vớichả đất . Một năm có 12 tháng thì ông trời dành ra 6 tháng để hầm chín bọn này, bẵng đi được hai ba tháng để cho nguội thì nhét thẳng vào tủ đông để bảo quản, rồi lại lôi ra để hâm nóng tiếp . Cứ lặp đi lặp lại kiểu này thì mấy cụ giàtrong làng chầu trời sạch .
Có người tiếp hứng đáp lại " – ôi mà cũng chết đi cho cho khỏe thân khỏe concháu , Chứ có vài cụ cứ dai dẳng nay ốm mai bệnh , nào là mất tiền mua thuốc ,nào là mất công nuôi bệnh , bỏ công bỏ việc ra đó . Cơ mà quái lạ trời nó khắcnghiệt như thế mà vẫn không kìm được mồm của mấy con mụ xồn xồn trong xóm mơihay . Đông hay hè thì mới tưng hửng sang đã nghe choe chóe ngoài đầu ngõ ấy .
Nói đoạn thì họ cùng nhau cười đùa hớnha hớn hở , kẻ thì đi chợ mua đồ tết . Kẻ thì vội vã sắm câu đối với chả hoa .
Cận tết mà . tết chưa kịp đến mà trong lòng ai nấy đều rộn ràng như tết. Nào là con ông này đi làm ăn xa về ăn tết với gia đình . Nào là mẹ con nhà bàkia mới bán hết được quầy hoa quả mà mồm cười toe toét dắc nhau ra mua sắm . Mỗicây mỗi hoa , mỗi nhà mỗi cảnh , buồn nhất có lẽ là nhà bà Năm khi mà nhà bà vừalo hậu sự cho chồng vào khoảng hai mươi hai mốt . Nghe đâu cả gia đình cố gắngchạy chữa bồi bổ nào là thuốc xịn , nào là nhân sâm để cho Ông Năm gắng gược đượcmà ăn cùng con cháu cái tết nhưng màkhông được . Không khí trong nhà ảm đạm , được cái con cháu tề tựu đông đủ mà hàngxóm cũng thương tình . Người góp ít quà thảo , người góp ít tiền thơm nên cũngđược an ủi đến phần nào .
Kể cũng ấm cái tình làng nghĩa xóm , buổisáng dân làng họ sang nhà bà năm giúp bà dọn dẹp nhà cửa rồi là trang trí sơcua cho nó có cái không khí tết . Buổi chiều họ lại xúm nhau lên trạm xá mà thăm mà hỏi , chả là trong cái khôngkhí âm cúng của mọi người thì dân làng đang háo hức để đón một thành viên mới ,thấy bảo gáng mà nhịn được đến tết đẻ thì khéo cơ mà nay mới 28 mọi người đãtruyền tai nhau là con dâu nhà bà Thường ( bà nội tôi ) đẻ khi trưa .
Thế là người cân đường , người hộp sữa đếntrạm xá mà góp vui . Mới đứng trước cửaphòng mà đã nghe thấy mùi than thoang thoảng cùng tiếng khóc the thé . Vào thì nhìn thấy thằng bé đỏ hỏn nằm gọntrong tay mẹ . Trông ai cũng bảo là thằng này nó lanh lợi , vừa mới chui ra khỏiổ mà đã nghịch ngợm cựa quậy đạp tung hết cả bỉm với cả chăn . Có bà thì cườicười mà trêu nhà tôi rằng " – Ôi nhìn cái thằng cu nó lạ , nhìn kĩ mặt thì nóchả giống bố mà cũng không giống mẹ. Mà nhìn cái mặt tròn tròn giống y changcon o( em ruột của bố ) nhà nó chứ lị."
Bà tôi cũng nhìn khuôn mặt nhỏ ti tí của tôi mà xác nhận "- Ừ thì công nhận nógiống thật . Chứ nhưng mụ đừng có nói toẹt ra thế , nhiều người họ hâm hâm họ lạihiểu nhầm" Thế là kẻ nói người cười , cái trạm xá cứ thế mà rộn ràng như thể làmọi người ăn tết sớm vậy
Đấy , theo lời bà tôi kể lại thì tôi được sinh ra như thế , nghe thì cũng vui ,cũng nhận ra được một chút không khí ấm áp của dân làng . Chỉ có điều sinh cậntết như thế thì sinh nhật năm nào cũng được ăn bánh chưng , mà ba cái dòng bánhchưng . Ăn một miếng thì them chảy dãi ra , ấy mà ăn tầm dăm sáu miếng là nó mắcngang trong họng , thì kể cũng chẳng cógì to tát cả . Cái dở dở ương ương ở đây là cái cách mà bố mẹ dùng ngày sinh củatôi . Ngày sinh thành của tôi là ngày28/12 âm lịch , mà thời bây giờ làm chứng mình hay làm giấy khai sinh thì họ đềulấy ngày dương cả , kể cả sinh nhật cũng thế . Cái buồn cười là ở đoạn bố tôiđi làm giấy khai sinh , đầu thì được mẹđược vợ dặn rõ ràng ràng là ngày 16/1/2004 ấy thế mà vào nơi tay lại viết16/1/2003 . Gặp bên làm giấy khai sinh cũng dơ dở , bố tôi viết số một " rõràng ràng" ra như thế mà nhìn ra số 9 . Đólà lí do mà ngày sinh của tôi ở trong giấy khai sinh hay mọi giấy tờ quan trọngsau này đều là 16-09-2003 .
Và nghiễm nhiên là tôi phải đi học sớm hơn một lớp , haizzz cái sự đời nó dở dởương ương, bạn bè hay người mới gặp thì làm sao biết được cái sự tình như thế .Mà kể cũng sướng , trên đời này mấy ai lại có cái kiểu một năm được tổ chứcsinh nhật đến ba lần như tôi không . Nói lại bảo điêu , hồi cấp một tôi học ởquê , tuy học ở vùng quê nghèo trường học cũng không được đầy đủ khang trang lắmnhưng mà học sinh thì ngoan và thân thiện, ấy là tôi nói cái hồi cấp một nhé , chả thế mà trong lớp tụi nó rủ nhau giấucô giáo lục danh sách lớp ra để mà tìm ngày sinh của từng đứa , rồi đến sinh nhậtcủa ai thì mỗi đứa góp vào một hai nghìn lẻ ra thành hai ba chục mà mua kẹobánh tổ chức sinh nhật
Tôi cũng không ngoại lệ , chỉ khác là cái lúc chúng nó bất ngờ tổ chức cho tôimột cái sinh nhật như thế thì tôi lại cười thầm trong lòng , lâu lâu nghĩ lạithấy có lỗi vì mình đã " Ăn gian"
Rồi đến hôm mười sáu tháng một thì được bố chở đi ăn quán đi mua đồ chơi . Xongkhi về quê chuẩn bị đón tết , tết chưa kịp đón mà đêm 28 mọi người đã quây quầnbên mâm bánh chưng mà hát khúc hát mừng sinh nhật cũng vui phải biết .
Sau này nghĩ lại mà ước , mà thèm được quay về cái quãng thời gian vui vẻ ngắnngủi ấy . Lạị kể về gia đình của tôi .ôngbà tôi sinh được năm người con hai trai ba gái . Bố tôi là con thứ hai , nhưngvì người con đầu là nữ nên bố tôi lại là anh trai cả . Lại nói về cái tục thuởxưa khi mà các cụ vẫn hay quan niệm con trai đầu sau này phải có trách nhiệm nối dõi dòng tộc . Phải trông nom bố mẹ già vàlễ lộc hương khói cho gia tiên . Ấy thế mà bố được ông bà hứa rằng khi mất sẽ đểlại toàn bộ nhà cửa đất đai và cái trọngtrách "con trai trưởng" cho bố . Và sau này lại đến " cháu đích tôn "là tôi . Sau này nằm nghe bà kể lại thì biết , hồi đó bố tôi tuy là thông minhhơn người . Nhưng tính tình lại nghịch ngợm phá phách , được cái ông tôi hồixưa nghiện rượu . Mà ai chả biết cái sự đáng sợ của ma men từ thơi xưa đến nay. Ấy thế là sau vài lần thầy giáo đến nhà thì ông tôi đã bắt bố tôi nghỉ họckhi bố tôi vừa lên lớp bảy . Không được đi học , mà hồi xưa ông bà thì bận làmhàng làm kẹo để bán cũng chả trông nom được nhiều . Chị em của bố tôi đi học , có hôm nghỉ thìphụ ông bà làm kẹo làm hàng , chỉ riêng bố tôi đi chơi suốt ông bà cũng kệ ,khi nào tức quá thì đánh cho bõ tức . Cái chuyện đánh con thời xưa là chuyệncơm bữa , có những lỗi nhỏ nhặt nhưng bị đánh đến lằn hết cả người ngợm là chuyệnbình thường . Thì cũng do cái cảnh đời nông thôn nghèo , người lớn thì bận bịulàm lụng vất vả không có thời gian trông nom các con . Mà con nít thì có mấy đứamà hiểu chuyện , mấy đứa khôn ngoan thì được thương còn đứa nào nghịch ngợm thìchỉ có làm bạn với đòn roi suốt tuổi thơ mà sau này lớn lên còn ám ảnh . Bà tôihồi đó nổi tiếng nhất trong vùng là tính nóng . Để ví cái tính nóng của bà tôithì giống cái việc đốt lửa gần thùng dầu thì chỉ có hôm cháy nhà . Đời thời xưađã nghèo thì chớ , đã đông con thì chớ , mà ngặt cái ông tôi hồi xưa nghiện rượunghiện đến mức mà ngày nào cũng say khướt . Mà say thì cũng trăm ngàn cái kiểusay , có người say xong thì ngồi khóc cha khóc mẹ , có người say thì mắt khôngmở được mà ngủ bất kể địa điểm , có người say xong thì nôn thốc nôn mửa mà ôm gụctrong nhà cầu cả đêm . Ông tôi thì thuộc cái kiểu say nhưng tỉnh , có nghĩa làsay nhưng mắt vẫn trừng trừng mà tay chân vẫn cứng cáp mà đánh vợ đánh conthành thử gia đình tôi thuở ấy ngày nào cũng nghe tiếng chửi tiếng đồ đạc inh ỏi. Lâu dần thì cũng thành quen , bà tôi từ một cô thiếu nữ dịu dàng thành một "em gái của Trương Phi" lúc nào không hay . Bà kể cho đến khi bố tôi được mườilăm , thì nghe qua lời giới thiệu của họ hàng anh em rủ vào trong miền nam màlàm ăn mà lập nghiệp . Hồi đó bà còn hàng còn hóa , còn nhà còn cửa nên bàkhông muốn đi thế nên là đành để ông cùng bố tôi, chú ( em trai bố ) và bác cả ( chị gái bố ) đi . Âu thì khi ởnhà lục đục là thế , nhưng mà lúc đi cũng rưng rưng , cũng nhớ . Cũng hẹn cũnghứa cho một tương lai sáng hơn . Ấy thếmà đời nó co bao giờ như mơ dâu cơ chứ . Nhớ cái hôm bà kể đến đó thì ngưng mộtnhịp , thở ra một hơi dài buồn rười rượi rồi rưng rưng nước mắt
có thể một số các bạn ở đây không hiểu cụm từ này , hoặc đã hiểu nhưng không hiểu tại sao tôi lại sử dụng cụm từ này cho chương truyện đầu tiên của tôi . Thì đại loại cái cụm từ " dở dở ương ương " ấy ám chỉ cho một sự việc lở dở chả đến đâu , một câu chuyện hoặc một con người khó hiểu mà không ai có thể đoán trước được và hiểu được . Nói cho dễ hiểu hơn thì khi mà con người ta gặp một câu chuyện ngoài dự đoán hay gặp một con người khác kì cục mà không thể hiểu được thì người ta sẽ thở phào mà mắng rằng " Dở dở ương ương"
Còn về cái việc tại sao tôi lại mạn phép dùng cụm từ đấy để làm tiêu đề mở bài cho quyển nhật kí này thì chắc là do tôi thấy nó khá hợp với tôi.
Đúng vậy ! cái cụm từ ngớ ngẩn ấy đã bám theo tôi từ bé cho đến tận bây giờ . Đầu tiên là chính cái tên "dở dở ương ương" hay chính xác hơn là cách đặt tên "dở dở ương ương" của bố mẹ đặt cho tôi . Chả là lúc mang bầu tôi thì bố mẹ hay đi ăn tiệm bún Phi Long . Vì tiệm bún này rất ngon và vì công việc bận rộn nên không có thời gian nấu nướng nên hai vợ chồng thường xuyên ra đây ăn cho tiện . Chả hiểu sao bố lại thích cái tên Phi Long và quyết định đặt cho tôi cái tên đấy . Sau này tôi hỏi lại thì bố bảo một phần là do bố thấy cái tên đó đẹp cũng một phần đặt tên như thế để sau này nhìn tôi bố mẹ vẫn nhớ cái kỉ niệm của hai vợ chồng với quán bún thuở xưa.
Ôi thì như vậy nó cũng bình thường đi . Chứ nhưng mà cái "dở dở ương ương" là sau này lúc một hai tuổi tôi lại ốm triền miên . Đem hết phòng khám này đến bệnh viện kia cũng không có tiến triển . Thế là bố mẹ tôi đành đi xem thầy xem tôi có bị ai quấy phá không . Cũng chả biết là thầy cao tay hay trùng hợp mà ông thầy phán rằng tôi bị vong theo , thầy dạy là phải về thay tên đổi họ cho tôi rồi gửi về họ hàng hay ông bà nuôi giữ . Thầy bảo do nhà mày họ Nguyễn Văn mà cái cớ sự gì chúng mày đặt là Nguyễn Phi cho các cụ ở dưới trách cứ mà không bao bọc cho cháu , thôi thì thầy cho chúng mày cái tên Nguyễn Văn Bảo về đặt lại cho cháu mà dặn dò người thân từ nay gọi cháu bằng Bảo cho ở dưới hài lòng mà chở che . Sau này nó lớn lên đổi lại thành Phi Long cũng không muộn. Và thế là từ suốt cái thuở bé tôi được gọi lại Bảo . Sau này do cũng quen cùng với cái tính " Dở dở ương ương" của tôi mà gặp bạn mới hay người lạ tôi đều giới thiệu một mạch cả hai tên
Tạm gác lại cái tên , cái cuộc đời của mỗi người thì muôn vàn tình huống muôn vàng câu chuyện cùng kề với nhiều cảm xúc khác nhau . Có những chuyện mà con người ta nhớ hằn sâu trong trí óc , vẫn có những chuyện mà họ quên bặt đi khi nào không hay . Âu có cái chuyện tuổi thơ là ví dụ, có người bảy tám mươi tuổi ngồi kể với bạn cờ chuyện từ thuở cởi truồng tắm mưa mà như mới hôm qua , cũng có người tuy mới đôi mươi ba mấy mà sau này phải nghe mẹ kể mới ngỡ nàng và bật cười với sự ngây thơ của mình hồi bé . Riêng tôi thì chỉ nhớ được những sự kiện của bản thân từ khi lên năm lên sáu đến bây giờ , còn những chuyện thuở mới lọt lòng thì hầu như ai cũng phải nằm nghe mẹ kể vài lần mới biết . Ngày 28/12/2003 âm lịch ( tức ngày 16/1/2004)
Trong cái tiết trời lạnh những ngày cuối đông ở vùng quê nghèo thuộc bắc trungbộ , gió lạnh vẫn rít vào người từng cơn từng cơn một , ai nấy đều run lên bầnbật . Có người nhìn lên trời mà mắng vui rằng "- Mẹ tiên sư cha nó chứ , trời vớichả đất . Một năm có 12 tháng thì ông trời dành ra 6 tháng để hầm chín bọn này, bẵng đi được hai ba tháng để cho nguội thì nhét thẳng vào tủ đông để bảo quản, rồi lại lôi ra để hâm nóng tiếp . Cứ lặp đi lặp lại kiểu này thì mấy cụ giàtrong làng chầu trời sạch .
Có người tiếp hứng đáp lại " – ôi mà cũng chết đi cho cho khỏe thân khỏe concháu , Chứ có vài cụ cứ dai dẳng nay ốm mai bệnh , nào là mất tiền mua thuốc ,nào là mất công nuôi bệnh , bỏ công bỏ việc ra đó . Cơ mà quái lạ trời nó khắcnghiệt như thế mà vẫn không kìm được mồm của mấy con mụ xồn xồn trong xóm mơihay . Đông hay hè thì mới tưng hửng sang đã nghe choe chóe ngoài đầu ngõ ấy .
Nói đoạn thì họ cùng nhau cười đùa hớnha hớn hở , kẻ thì đi chợ mua đồ tết . Kẻ thì vội vã sắm câu đối với chả hoa .
Cận tết mà . tết chưa kịp đến mà trong lòng ai nấy đều rộn ràng như tết. Nào là con ông này đi làm ăn xa về ăn tết với gia đình . Nào là mẹ con nhà bàkia mới bán hết được quầy hoa quả mà mồm cười toe toét dắc nhau ra mua sắm . Mỗicây mỗi hoa , mỗi nhà mỗi cảnh , buồn nhất có lẽ là nhà bà Năm khi mà nhà bà vừalo hậu sự cho chồng vào khoảng hai mươi hai mốt . Nghe đâu cả gia đình cố gắngchạy chữa bồi bổ nào là thuốc xịn , nào là nhân sâm để cho Ông Năm gắng gược đượcmà ăn cùng con cháu cái tết nhưng màkhông được . Không khí trong nhà ảm đạm , được cái con cháu tề tựu đông đủ mà hàngxóm cũng thương tình . Người góp ít quà thảo , người góp ít tiền thơm nên cũngđược an ủi đến phần nào .
Kể cũng ấm cái tình làng nghĩa xóm , buổisáng dân làng họ sang nhà bà năm giúp bà dọn dẹp nhà cửa rồi là trang trí sơcua cho nó có cái không khí tết . Buổi chiều họ lại xúm nhau lên trạm xá mà thăm mà hỏi , chả là trong cái khôngkhí âm cúng của mọi người thì dân làng đang háo hức để đón một thành viên mới ,thấy bảo gáng mà nhịn được đến tết đẻ thì khéo cơ mà nay mới 28 mọi người đãtruyền tai nhau là con dâu nhà bà Thường ( bà nội tôi ) đẻ khi trưa .
Thế là người cân đường , người hộp sữa đếntrạm xá mà góp vui . Mới đứng trước cửaphòng mà đã nghe thấy mùi than thoang thoảng cùng tiếng khóc the thé . Vào thì nhìn thấy thằng bé đỏ hỏn nằm gọntrong tay mẹ . Trông ai cũng bảo là thằng này nó lanh lợi , vừa mới chui ra khỏiổ mà đã nghịch ngợm cựa quậy đạp tung hết cả bỉm với cả chăn . Có bà thì cườicười mà trêu nhà tôi rằng " – Ôi nhìn cái thằng cu nó lạ , nhìn kĩ mặt thì nóchả giống bố mà cũng không giống mẹ. Mà nhìn cái mặt tròn tròn giống y changcon o( em ruột của bố ) nhà nó chứ lị."
Bà tôi cũng nhìn khuôn mặt nhỏ ti tí của tôi mà xác nhận "- Ừ thì công nhận nógiống thật . Chứ nhưng mụ đừng có nói toẹt ra thế , nhiều người họ hâm hâm họ lạihiểu nhầm" Thế là kẻ nói người cười , cái trạm xá cứ thế mà rộn ràng như thể làmọi người ăn tết sớm vậy
Đấy , theo lời bà tôi kể lại thì tôi được sinh ra như thế , nghe thì cũng vui ,cũng nhận ra được một chút không khí ấm áp của dân làng . Chỉ có điều sinh cậntết như thế thì sinh nhật năm nào cũng được ăn bánh chưng , mà ba cái dòng bánhchưng . Ăn một miếng thì them chảy dãi ra , ấy mà ăn tầm dăm sáu miếng là nó mắcngang trong họng , thì kể cũng chẳng cógì to tát cả . Cái dở dở ương ương ở đây là cái cách mà bố mẹ dùng ngày sinh củatôi . Ngày sinh thành của tôi là ngày28/12 âm lịch , mà thời bây giờ làm chứng mình hay làm giấy khai sinh thì họ đềulấy ngày dương cả , kể cả sinh nhật cũng thế . Cái buồn cười là ở đoạn bố tôiđi làm giấy khai sinh , đầu thì được mẹđược vợ dặn rõ ràng ràng là ngày 16/1/2004 ấy thế mà vào nơi tay lại viết16/1/2003 . Gặp bên làm giấy khai sinh cũng dơ dở , bố tôi viết số một " rõràng ràng" ra như thế mà nhìn ra số 9 . Đólà lí do mà ngày sinh của tôi ở trong giấy khai sinh hay mọi giấy tờ quan trọngsau này đều là 16-09-2003 .
Và nghiễm nhiên là tôi phải đi học sớm hơn một lớp , haizzz cái sự đời nó dở dởương ương, bạn bè hay người mới gặp thì làm sao biết được cái sự tình như thế .Mà kể cũng sướng , trên đời này mấy ai lại có cái kiểu một năm được tổ chứcsinh nhật đến ba lần như tôi không . Nói lại bảo điêu , hồi cấp một tôi học ởquê , tuy học ở vùng quê nghèo trường học cũng không được đầy đủ khang trang lắmnhưng mà học sinh thì ngoan và thân thiện, ấy là tôi nói cái hồi cấp một nhé , chả thế mà trong lớp tụi nó rủ nhau giấucô giáo lục danh sách lớp ra để mà tìm ngày sinh của từng đứa , rồi đến sinh nhậtcủa ai thì mỗi đứa góp vào một hai nghìn lẻ ra thành hai ba chục mà mua kẹobánh tổ chức sinh nhật
Tôi cũng không ngoại lệ , chỉ khác là cái lúc chúng nó bất ngờ tổ chức cho tôimột cái sinh nhật như thế thì tôi lại cười thầm trong lòng , lâu lâu nghĩ lạithấy có lỗi vì mình đã " Ăn gian"
Rồi đến hôm mười sáu tháng một thì được bố chở đi ăn quán đi mua đồ chơi . Xongkhi về quê chuẩn bị đón tết , tết chưa kịp đón mà đêm 28 mọi người đã quây quầnbên mâm bánh chưng mà hát khúc hát mừng sinh nhật cũng vui phải biết .
Sau này nghĩ lại mà ước , mà thèm được quay về cái quãng thời gian vui vẻ ngắnngủi ấy . Lạị kể về gia đình của tôi .ôngbà tôi sinh được năm người con hai trai ba gái . Bố tôi là con thứ hai , nhưngvì người con đầu là nữ nên bố tôi lại là anh trai cả . Lại nói về cái tục thuởxưa khi mà các cụ vẫn hay quan niệm con trai đầu sau này phải có trách nhiệm nối dõi dòng tộc . Phải trông nom bố mẹ già vàlễ lộc hương khói cho gia tiên . Ấy thế mà bố được ông bà hứa rằng khi mất sẽ đểlại toàn bộ nhà cửa đất đai và cái trọngtrách "con trai trưởng" cho bố . Và sau này lại đến " cháu đích tôn "là tôi . Sau này nằm nghe bà kể lại thì biết , hồi đó bố tôi tuy là thông minhhơn người . Nhưng tính tình lại nghịch ngợm phá phách , được cái ông tôi hồixưa nghiện rượu . Mà ai chả biết cái sự đáng sợ của ma men từ thơi xưa đến nay. Ấy thế là sau vài lần thầy giáo đến nhà thì ông tôi đã bắt bố tôi nghỉ họckhi bố tôi vừa lên lớp bảy . Không được đi học , mà hồi xưa ông bà thì bận làmhàng làm kẹo để bán cũng chả trông nom được nhiều . Chị em của bố tôi đi học , có hôm nghỉ thìphụ ông bà làm kẹo làm hàng , chỉ riêng bố tôi đi chơi suốt ông bà cũng kệ ,khi nào tức quá thì đánh cho bõ tức . Cái chuyện đánh con thời xưa là chuyệncơm bữa , có những lỗi nhỏ nhặt nhưng bị đánh đến lằn hết cả người ngợm là chuyệnbình thường . Thì cũng do cái cảnh đời nông thôn nghèo , người lớn thì bận bịulàm lụng vất vả không có thời gian trông nom các con . Mà con nít thì có mấy đứamà hiểu chuyện , mấy đứa khôn ngoan thì được thương còn đứa nào nghịch ngợm thìchỉ có làm bạn với đòn roi suốt tuổi thơ mà sau này lớn lên còn ám ảnh . Bà tôihồi đó nổi tiếng nhất trong vùng là tính nóng . Để ví cái tính nóng của bà tôithì giống cái việc đốt lửa gần thùng dầu thì chỉ có hôm cháy nhà . Đời thời xưađã nghèo thì chớ , đã đông con thì chớ , mà ngặt cái ông tôi hồi xưa nghiện rượunghiện đến mức mà ngày nào cũng say khướt . Mà say thì cũng trăm ngàn cái kiểusay , có người say xong thì ngồi khóc cha khóc mẹ , có người say thì mắt khôngmở được mà ngủ bất kể địa điểm , có người say xong thì nôn thốc nôn mửa mà ôm gụctrong nhà cầu cả đêm . Ông tôi thì thuộc cái kiểu say nhưng tỉnh , có nghĩa làsay nhưng mắt vẫn trừng trừng mà tay chân vẫn cứng cáp mà đánh vợ đánh conthành thử gia đình tôi thuở ấy ngày nào cũng nghe tiếng chửi tiếng đồ đạc inh ỏi. Lâu dần thì cũng thành quen , bà tôi từ một cô thiếu nữ dịu dàng thành một "em gái của Trương Phi" lúc nào không hay . Bà kể cho đến khi bố tôi được mườilăm , thì nghe qua lời giới thiệu của họ hàng anh em rủ vào trong miền nam màlàm ăn mà lập nghiệp . Hồi đó bà còn hàng còn hóa , còn nhà còn cửa nên bàkhông muốn đi thế nên là đành để ông cùng bố tôi, chú ( em trai bố ) và bác cả ( chị gái bố ) đi . Âu thì khi ởnhà lục đục là thế , nhưng mà lúc đi cũng rưng rưng , cũng nhớ . Cũng hẹn cũnghứa cho một tương lai sáng hơn . Ấy thếmà đời nó co bao giờ như mơ dâu cơ chứ . Nhớ cái hôm bà kể đến đó thì ngưng mộtnhịp , thở ra một hơi dài buồn rười rượi rồi rưng rưng nước mắt
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz