Quan Diem Viet 2013 2017
RANH GIỚI MONG MANH
Đạo văn – diễn giải theo một nghĩa phổ thông chính là Ăn cắp tác phẩm văn chương của người khác và tự nhận mình là tác giả. Còn nói theo wiki thì: "là lấy từ ngữ, ý tưởng hoặc kết quả thống kê của người khác và truyền đạt như là của mình. Bài dịch hoàn chỉnh hoặc một phần một đoạn văn được viết bởi một người khác cũng được xem là đạo văn nếu bạn không ghi rõ nguồn."Rất nhiều người hiểu "đạo văn" đơn giản như là việc tự nhận/ăn cắp của người khác nhưng thực chất chỉ bằng sáu chữ đ-ạ-o v-ă-n, liền có thể tạo ra muôn vạn biến thiên của cách thức "cầm nhầm" mà nhiều cao thủ đạo dụ à nhầm đạo văn đã ngộ ra và truyền đạt lại cho nhau.
CÁC HÌNH THỨC ĐẠO VĂN – BIẾN THIÊN VẠN HÓA
- The Ghost writer (ngáo ộp viết văn): Kẻ tự nhận là tác giả trắng trợn cướp mọi công sức của người khác làm của mình. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều người viết chấp nhận làm một Ghost writer và bán tác phẩm của mình đi. Tôi đã từng khá bất ngờ khi thấy cuốn Ràng buộc ẩn – cuốn sách xuất bản đầu tiên của Lê Ngọc Linh có phong cách viết hoàn toàn khác hẳn với THÀNH KỲ Ý. Nếu Ràng buộc ẩn có cách viết trôi chảy, thoải mái (không nói tới nội dung máu chó nhé) thì THÀNH KỲ Ý hoàn toàn ngược lại: câu cú trúc trắc, sai chính tả, sai ngữ pháp, sai bố cục, dùng dấu câu bừa bãi...Nhưng khi lượn lờ thấy nghề nghiệp mang tên "Ghost writer" thì tôi cũng có thể hiểu được ít nhiều.
- The Photocopy (thằng chuyên môn bị phạt chép bài): Kẻ tự nhận là tác giả sao chép NGUYÊN XI toàn bộ bố cục, đoạn văn của người khác không sai tới một dấu chấm phẩy. Đây là một sự ĂN CẮP hiển nhiên và dễ nhận biết nhất (cũng là cách thức ngu độn nhất) mà tất cả đều có thể dễ dàng nhận ra chúng xuất hiện tràn lan trong cuốn THÀNH KỲ Ý xuất bản độ một năm gần đây. Thực khó hiểu là trong vô vàn hình thức đạo văn, Lê Ngọc Linh lại lựa chọn cách thức ngu độn nhất?
- The Poor Disguise (Thứ ăn vụng méo biết chùi mép): Kẻ tự nhận là tác giả vẫn giữ lại đa phần các nội dung quan trọng từ văn bản gốc, nhưng lại chỉnh sửa đa số về câu cú, ngữ pháp để phẫu thuật thẩm mỹ "dung nhan" của văn bản gốc. Cách này cũng được Lê Ngọc Linh sử dụng trong các phần lồng những đoạn Bình giải trong Tứ thư bình giải của dịch giả - soạn giả Lý Minh Tuấn vào trong các câu thoại trong truyện.
- The Labor of Laziness (VCL - Thánh Vãi Cả Lười) : Kẻ tự nhận là tác giả dành nhiều thời gian để kiểm tra, tìm hiểu các nguồn bài viết gốc khác nhau và...nối chúng lại với nhau thay vì dành nỗ lực đó để tự viết ra sự sáng tạo của mình. Điều này cũng được tác giả đạo dụ à lại nhầm đạo văn của THÀNH KỲ Ý tin dùng trong các phần chú thích của truyện: kiểu như gộp Nam Tông và Bắc Tông của đạo Phật làm một, lý giải sai về lễ Vu lan...do tìm hiểu nguồn chủ giải khác nhau rồi không phân tích rõ mà gộp chung lại.
- The Self-Stealer (Thằng khùng tự chôm văn bản thân): Người viết mượn lại những tác phẩm, đoạn văn mà mình đã viết từ trước để viết thành một bài viết mới. Well, tôi cũng không biết cái này có được gọi là đạo văn hay không nữa hahaha
Ngoài ra, còn có một số hình thức "đạo văn dẫn nguồn" khác, mà trong đây đã trở thành lý do chính yếu mà Lê Ngọc Linh đã sử dụng để chối tội ĂN CẮP của mình:
- The forgotten Footnote (Quên Con Mẹ Nó Dẫn Nguồn Ahihi): Cái tên mỹ miều này cho thấy kẻ tự nhận là tác giả vẫn dẫn nguồn đoạn trích, câu văn nhưng lại không điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn văn mình đã dùng tham khảo như năm xuất bản, trang hay chương, mục...
- The Misinformer (Thứ nói nhảm lone): Kẻ tự nhận là tác giả tự ý thêm nguồn hoặc đưa các thông tin sai sự thật liên quan đến nguồn trích dẫn/tham khảo khiến độc giả không tìm được nguồn chính xác.
- The Too-perfect Paraphrase (Diễn giải nhảm nhí): Kẻ tự nhận là tác giả vẫn dẫn nguồn nhưng "quên" gõ dấu trích dẫn (là dấu ngoặc kép đó) dù đoạn văn/đoạn trích đó được hắn chép lại nguyên xi hay tương đương như vậy. Việc này được Lê Ngọc Linh dùng làm lý do "quên" trích dẫn từ Tứ Thư Bình Giải để làm nhẹ tội đạo văn, nhưng thực tế, nó vẫn là đạo văn.
- The Resourceful Citer (Thích Trích Thủ Đoạn) : kẻ tự nhận là tác giả dẫn toàn bộ nguồn gốc tham khảo tuy nhiên tất cả những gì hắn viết ra đều từ nguồn tham khảo và không có bất cứ sự sáng tạo hay dấu ấn cá nhân nào. Tuy nhiên hình thức đạo văn này cũng khó nhận ra vì đôi khi tác phẩm của hắn cứ na ná một tác phẩm nghiên cứu từ nhiều nguồn đã được bỏ nhiều "công sức".
- The Perfect Crime (Tội ác hoàn cmn hảo): Hành vi này tinh vi ở chỗ là kẻ tự nhận là tác giả chỉ dẫn nguồn duy nhất MỘT lần và xem như đã dẫn nguồn cho...toàn bộ bài viết/tác phẩm! Mặc dù sau đó hắn vẫn sử dụng nhiều đoạn trích, câu văn hoặc bê nguyên xi các đoạn văn từ các bài viết khác chung nguồn nhưng hắn đều giấu tịt đi. Như thế, hắn đã khiến người đọc nhầm lẫn về việc tôn trọng trích dẫn nguồn và đạo văn.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khác mà đôi khi người viết cố ý hoặc vô tình phạm phải. Xét cho cùng, ranh giới giữa trích dẫn, mượn ý và đạo văn là vô cùng mong manh khó phân biệt. Do vậy mới có nhiều trường hợp đạo văn trắng trợn và ngu độn như THÀNH KỲ Ý mà vẫn ngang nhiên tung tẩy như thế.
Có thể nói hiện tượng đạo văn xuất hiện muôn màu muôn vẻ, nhiều như nấm mọc sau mưa lá rụng sau hè. Đạo văn trở thành tâm điểm chính trong những vụ bê bối xuyên quốc gia, từ Tây sang Đông, từ Nhật sang Tàu và lan rộng khắp cả Việt Nam. Để minh chứng cho mọi người thấy sự kinh tởm của hành vi này, mị đã list ra một vài ví dụ từng gây đình đám trời Tây lẫn trời Nam. Nhưng mà giờ thì lười quá, nên đành để bài sau vậy!
Nếu sau khi đọc xong bài viết này mà bạn vẫn còn khá nhiều điều thắc mắc tuổi hồng không biết hỏi ai thì có thể comment câu hỏi bên dưới, hoặc gửi ẩn danh câu hỏi ở phần "Liên kết bên ngoài" trong bài viết này , mình sẽ cố gắng hỗ trợ và giải thích cho bạn trong khả năng có thể :Dhttps://goo.gl/lXaqDm
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz