Phan Tich Van Hoc On Thi Dai Hoc
Đề 1 : Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Mở bài : Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút xuất sắc với phong cách độc đáo mang đậm chất Huế. Tac phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" được sáng tác năm 1981 sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng đất nước. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn cho tác phẩm của mình âm hưởng hào hùng, phấn chấn, sôi nổi, vui tươi qua từng trang viết. Hoàng Phủ Ngọc Tường như nâng niu từng con chữ, từng hình ảnh để gửi vào đó nỗi nhớ niềm yêu với Huế. Bài kí đã thể hiện một cách đặc sắc, lối hành văn hướng nội xúc tích, mê đắm và tài hoa.Thân bài :1 . Khái quát : Hình tượng con sông Hương là một hình tượng nghệ thuật đầy chất thơ, mang vẻ đẹp của huyền thoại, triết lí, cổ thi. Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã dần được hé lộ khi nó chảy qua dãy Trường Sơn đại ngàn về đến cánh đồng Châu Hóa rồi gặp được người tình mong đợi là thành phố Huế để trước khi ra đến biển Đông .2 . Phân tícha . Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồnKhởi nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn, sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại mãnh liệt "là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc". Thế rồi cũng có lúc sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm "giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Với thủ pháp nghệ thuật so sánh, dòng sông Hương đã trở thành : "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại" thế rồi cô gái Di-gan ấy lại được "rừng già hun đúc cho một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do, trong sáng". Từ khi ra khỏi rừng già Trường Sơn, sức mạnh bản năng của cô gái Di-gan ấy đã được chế ngự, vậy là vẻ mãnh liệt cuộn xoáy như những cơn lốc đã được đóng kín ở lại cửa rừng, để trước khi về đến đồng bằng Châu Hóa, sông Hương đã mang một sắc đẹp "dịu dàng và trí tuệ", trở thành "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở"b . Vẻ đẹp sông Hương khi về đến đồng bằng Châu HóaVề đến cánh đồng Châu Hóa, sông Hương đã khoác trên mình vẻ đẹp biến ảo, diễm lệ. Sông Hương trở thành một tấm phản quang để biến sắc nước vốn xanh thẳm trở nên "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" .Dòng sông Hương còn mang vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những "rừng thông u tịch", có khi lại mang vẻ đẹp "như triết lí, như cổ thi..khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ". Có lúc sông Hương trở nên vui tươi giữa những biển bãi xanh biếc ở vùng ngoại ô Kim Long "rồi cuối cùng sông Hương lại đẹp mơ mộng trong sương khói khi đi qua vườn cau ở vùng ngoại ô thôn Vĩ Dạ". Sông Hương được nhân hóa để trở thành một con người khi thì trầm mặc triết lí, già dặn cổ kính. Có lúc lại trẻ trung, yểu điệu, lãng mạn. Ngắm sông Hương trên trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường người ta thấy nó thật Huế, rất Huế, vì nó đã thâu nhận vào lòng mình bản sắc văn hóa của vùng đất mà nó đã chảy qua.c .Vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào lòng thành phố HuếKhi về đến thành phố Huê, sông Hương đã gặp được người tình mong đợi của mình và dường như đây chính là những đoạn văn tác giả nói về sông Hương đẹp nhất, duyên dáng nhất, trữ tình nhất và mê đắm nhất. Sông Hương không dung dằng vương vấn nữa mà vui hẳn lên, rồi "kéo một nét thẳng...theo hướng Tây Nam – Đông Bắc" để gặp thành phố Huế cho thật nhanh. Và cuối cùng, chiếc cầu Tràng Tiền nối đôi bờ sông Hương cũng đã hiện lên như "vành trăng non". Thế là "sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng đến Cồn Hến; đường cong ấy... như một tiếng "Vâng" không nói ra của tình yêu".Khác với những dòng sông chảy qua thành phố như sông Sen ( Pari ), sông Đa-nuýp ( Nga ), và sông Nê Va ( Nga ) với lưu tốc chảy thật nhanh thì dòng sông Hương khi trôi qua Huế lại chảy thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một dòng sông yên tĩnh. Và tác giả gọi đó chính là "điệu slow tình cảm" mà sông Hương chỉ "dành riêng cho Huế". Dòng sông như chùng chình, như chờ như đợi, như mơ màng suy ngẫm, như muốn ở lại mãi với đất Huế ! Sông Hương chính là một người tình dịu dàng và chung thủy với Huế. Điều này được diễn tả qua một phát hiện rất thú vị : Rời khỏi kinh thành đang xa dần thành phố, như "sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói" , sông Hương "đột ngột đổi dòng rẻ ngoặt trở lại... để gặp thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ". Có một điều gì đó rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người. Và tác giả gọi đó chính là "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Tình yêu của sông Hương dành cho Huế phải chăng rất giống tình yêu Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, như vậy trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương và Huế chẳng khác nào một cặp tình nhân, thế nên cứ quyến luyến ngập ngừng, dùng dằng, không lỡ chia xa. Chỉ đến khi sông Hương chí tình quay trở lại Huế để nói một lời thề "Còn con, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ..." thì nó mới chịu rời xa thành phố để về với biển cả. Lời thề mà sông Hương dành cho Huế ấy cứ ngân vang và trở thành một điệu hò dân gian mãi vang vọng, sóng sánh cùng với sông nước.d . Vẻ đẹp dòng sông Hương được khám phá dưới vẻ đẹp văn hóa.Khi chảy vào trong lòng thành phố Huế, dòng sông Hương đã khơi nguồn thi hứng cho toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế. "Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế đã sinh thành trên mặt nước của dòng sông này". Chẳng vậy mà có người nghệ nhân già gần nửa thế kỉ chơi đàn khi nghe con gái đọc Kiều "Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời" đã nhổm dậy, vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên : "Đó chính là Tứ đại cảnh !"Sông Hương còn là dòng sông của thi ca bởi nó đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ trong mắt của Tản Đà, đó là "dòng sông trắng - lá cây xanh"với Cao Bá Quát , nó "như kiếm dựng trời xanh" đầy khí phách, với Tố Hữu thì sông Hương lại có sức mạnh của sự phục sinh và còn nữa :"Con sông dùng dằng con sông không chảySông chảy vào lòng nên Huế rất thơ" ( Thu bồn )Mỗi nhà thơ một cảm nhận và có một nhà thơ đã đến nơi đây, lặng ngắm và bâng khuâng cất tiếng hỏi "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" mà thơ mộng, huyền ảo, ngọt ngào, thơm mát đến thế.e . Sông Hương được khám phá dưới góc độ lịch sửĐây là dòng sông đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên với phía tây nam tổ quốc qua những thế kỉ trung đại với cái tên "Linh Giang". Dòng sông thần đến thế kỉ thứ 18 "nó vẻ sang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ". Đến thế kỉ thứ mười chin, nó đã sống hết lịch sử bi tráng "với máu của những cuộc khởi nghĩa" và thế rồi sông Hương đi vào thời đại "Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển". Và đặc biệt, sông Hương đã chứng kiến cuộc nổi dậy vào Tết Mậu Thân năm 1968. Sông Hương thực sự là một dòng sông của lịch sử dân tộc Việt Nam !f . Dòng sông Hương còn là dòng sông của những giai thoại rất đẹpNgười làng Thành Trung ở Huế là một ngôi làng trồng rau thơm nổi tiếng vì yêu quí con sông xinh đẹp người dân hai bờ sông đã nấu nước của hàng trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Có lẽ huyền thoại trên đã trả lời cho băn khoăn "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?"Tổng kết : Tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là một tùy bút đặc sắc đầy chất thơ với nhiều so sánh ẩn dụ, những liên tưởng kỳ thú. Với vốn hiểu biết về văn hóa lịch sử địa lý, hòa quyện với tình yêu say đắm xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết nhưng trang văn tài hoa mê đắm lòng người.Kết bài : Nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" phải chăng là một nhan đề bỏ ngỏ có sức mời mọc , nhắn nhủ rất ân tình. Tên của tác phẩm đã đánh thức cảm xúc sâu sắc của người đọc và đó cũng chính là một lối chơi độc tấu rất riêng của tác giả. Qua đó in đậm dấu ấn của cái tôi cá nhân vừa thông minh sắc sảo, tài hoa uyên bác, lại giàu cảm xúc, hết sức lịch lãm sang trọng. Đó chính là một cá tính độc đáo sáng tạo khó trộn lẫn.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz