Os Keo Cung
mùng hai tháng chín, tôi được bố mẹ gửi về quê thăm bà.bởi vì bố mẹ tôi bận giải quyết đống công việc tồn đọng trong ba ngày nghỉ liên tiếp, nên sau khi đưa tôi đến nhà bà nội - ở ngoại ô thành phố, hai người lên xe quay trở về luôn mà không kịp nấn ná lại thêm chút thì giờ nào nữa. nó đồng nghĩa với việc rằng tôi sẽ ở cái vùng quê hẻo lánh này những ba ngày liên tiếp mà không có bất cứ một thứ đồ điện tử nào để dùng, bao gồm cả điện thoại! như thế đối với một đứa trẻ thành thị đã quen mắt những màn hình tinh thể lỏng thì không khác nào cực hình.hiện tại, tôi đang ở ngoài bãi cỏ gần bờ đê, hứng chịu cái nắng của tiết trời tháng tám. nắng chan mình trên những mặt đường sỏi đá thô sơ, nắng làm trĩu nặng bông lúa chín, nắng dày đến độ như sắp sửa đổ sập xuống đây. không phải tự nhiên mà tôi lại luẩn quẩn ở chỗ cỏ cây um tùm, chỉ toàn dế với châu chấu và phơi nắng thế này, tôi có tâm tình riêng, thật đấy, tâm tình riêng của một đứa trẻ con mười lăm tuổi. chẳng là tôi cãi nhau với bà tôi. bà nội một mình nuôi bố tôi từ hồi bố còn bé tí. bà có chồng, nhưng chồng bà lại không phải là của bà, chồng bà là người lính của đất nước, hi sinh vì đất nước, những máu đỏ và da thịt của ông ở lại trên chiến trường và thành một phần của tổ quốc thiêng liêng. bởi vì vậy mà bà thương bố con tôi lắm. bà thương con bà không có bố, thương cháu bà chẳng thấy mặt ông. bà có của ngon, có bánh ngọt nào đều cất gọn vào góc tủ, chờ cháu về chơi lại lấy ra cho cháu ăn. nhưng tôi thì khác, tôi không thích món bánh kẹo của bà một chút nào cả. ấy là không phải tôi có thái độ bất hiếu với bà, tôi biết bà thương tôi lắm, và tôi cũng thương bà nhiều, nhưng thú thực, những chiếc kẹo cứng của bà lại không phải là món mà tôi muốn ăn cho lắm.vậy nên mỗi lần về, tâm trí tôi luôn soạn sẵn những câu từ chối làm sao để bà không buồn, hoặc đơn giản là nhận lấy những chiếc kẹo cứng đầy đủ màu sắc và lén lút truyền sang tay mẹ. nhưng lần này thì chẳng có ai nhận kẹo hộ tôi cả, vậy nên tôi đã cãi nhau với bà một trận thiệt to. tôi không hiểu vì cái gì mà bà lại khăng khăng muốn tôi ăn những cái kẹo cứng có vị gay gắt đến vậy, so với nó, trong tâm trí của một đứa trẻ thành thị như tôi thì những thanh sô - cô - la, những hàng kẹo bông gòn thì ngon hơn rất nhiều.nghĩ đến lại thấy ấm ức, tôi cáu bẳn dậm chân lên đám cỏ non mới mọc gần đấy, nghiến răng trách móc rằng tại sao bố mẹ lại để một mình bản thân ở quê. được một lát, khi đã thấm mệt và xả hết những tức tối trong mình, tôi lại ngồi bệt xuống, tay chống vào đám cỏ để giữ mình, tay kia quệt đi những giọt mồ hôi rỉ ra trên má do cái nắng trưa nóng hệt như đang thiêu đốt da thịt tôi đỏ hỏn. bất chợt, có tiếng gọi từ xa vọng tới, tôi ngoái đầu, chủ nhân của giọng nói ấy là anh tứ trong xóm nhà tôi. anh tứ mình mẩy lấm láp, người ngợm luộm thuộm trông như thể anh vừa mới đi đánh trận về, một trận đấu nhau thật dữ dội, đến nỗi mà cái áo phông màu vàng của anh đã nhăn nhó, xộc xệch và dính bùn đất nhiều. tôi chào lại anh, dự định rằng mình sẽ về nhà khi trời bớt gay gắt, nhưng anh tứ thì trông có vẻ không muốn để tôi đi ngay. anh nấn ná thêm vài ba câu, rồi cuối cùng lại rủ tôi sang nhà ăn thử miếng kẹo lạc của dì hai - tức mẹ anh tứ. chà, qua cái cách anh nhất quyết rủ tôi, tôi biết rằng anh tứ có vẻ biết chuyện của bà tôi, rằng tôi vừa cãi nhau với bà một trận thiệt to rồi rấm rức bỏ nhà ra đê. tôi định bụng từ chối, tôi không thích người ta khuyên nhủ tôi một cách gượng ép rồi áp đặt suy nghĩ của người ta lên tôi trong khi họ chỉ nhìn về một phía của sự việc. nhưng mà anh tứ nhiệt tình quá, đến độ tôi vô thức gạt bỏ đi nỗi nghi ngại của bản thân mà đồng ý sang nhà anh chơi. với gương mặt nhu mì cùng với tính tình thật thà, chất phác, tôi không tài nào tưởng tượng nổi cảnh anh tứ mắng nhiếc tôi vì đã cãi nhau với bà - điều mà người ta cho là cấm kỵ đối với người con, người cháu.trên đường đi về làng, tôi để đầu óc mình treo trên những áng mây bàng bạc. trời bây giờ đã bớt đi chút nắng, thay vào đó là những khoảng bóng râm thành một vùng được lũ trẻ con tận dụng. tôi đoán bây giờ là ba giờ chiều,màu trời đã chuyển từ nắng gắt sang một màu cam vàng dễ chịu hơn, và cũng có những cánh chim điểm trên nền trời ấy như một bức tranh đồng quê bình dị mà người ta hay chiếu trên ti vi - thứ mà ở thành phố tôi sẽ không bao giờ tìm thấy. vì có lẽ ngơ ngẩn quá lâu mà chẳng mấy chốc đã về đến nhà anh tứ. chà, được tận mắt nhìn thấy tiệm tạp hóa tuổi thơ của mình khiến lòng tôi bỗng bồi hồi, nhung nhớ đến lạ. hồi tôi còn bé tí, khoảng tầm tám, chín tuổi, tuổi thơ của tôi chỉ xoay quanh điện thoại và máy vi tính. bố mẹ tôi hồi đó bận lắm, bận kinh khủng, mà đã bận thì làm gì còn đâu thời gian để chăm sóc tôi nữa. bởi vì vậy mà bên cạnh tôi hồi ấy lúc nào cũng là chiếc điện thoại có thể truy cập mạng, có thể tra video trên youtube, và không như những đứa trẻ được quây quần bên cạnh bố mẹ của chúng nó, tôi bầu bạn với mấy video hoạt hình và đôi ba lời nhạc vui nhộn. được một khoảng thời gian như thế, cứ tiếp xúc với điện thoại như thế, bố mẹ tôi đã nhận ra rằng không phải đồ điện tử lúc nào cũng là ý kiến hay, và màn hình tinh thể lỏng nếu không được hướng dẫn nhìn đúng cách sẽ gây đến cận hoặc loạn thị. vậy là chẳng biết từ bao giờ, tuổi thơ tôi ngoài chiếc điện thoại ra còn có cả hình ảnh của bà và quán tạp hóa, cánh đồng quê quen thuộc. nhưng hồi tưởng những ký ức xưa cũ lại khiến tâm trạng của tôi rơi khỏi mây xanh, rằng chúng nó kéo tôi về thực tại: tôi vừa cãi nhau với bà một trận thiệt lớn. anh tứ thấy tôi trông có vẻ buồn, anh bèn gọi tôi vào nhà rồi dúi vào tay tôi một chiếc kẹo lạc vừa mới nóng. tôi bất ngờ, mùi kẹo lạc ngọt đường thoang thoảng trong không khí, kích thích vị giác khiến bụng tôi trở cồn cào. nhưng tôi nghĩ mình nên chào dì hai trước khi thưởng thức miếng kẹo lạc đầu tiên từ khi về quê, nghĩ là làm, tôi chào dì hai đang ở trong bếp một tiếng thật to rồi ăn thử miếng kẹo lạc đầu tiên. anh tứ kéo tôi ra ghế rồi đặt lên bàn một cốc nước vối đã nguội. vị ngọt của kẹo lạc đã tràn ngập trong khoang miệng tôi, và sau miếng cuối cùng, uống một ngụm nước để làm giảm đi vị ngọt trong khoang miệng là điều tôi luôn làm sau khi ăn một cái kẹo, hoặc một cái bánh nào đó. sau đó, chúng tôi ngồi hàn huyên về những ngày thơ bé, những lần dạo quanh bờ đê hay chọi đá vô cây xoài đầu ngõ để lấy quả ăn. tôi dường như đã quên đi cảm xúc hổn lộn đã càn quấy lòng tôi nhờ cuộc trò chuyện, nhưng một lần nữa, anh tứ gợi chuyện về bà khiến tôi lại nhớ về những câu từ nóng nảy của tôi và gương mặt bà lúc hai bà cháu cãi nhau. anh tứ khuyên tôi nên nghĩ cho cả cảm xúc của bà, và anh bắt đầu kể chuyện. hồi xưa ấy, thời đó vừa mới hết chiến tranh, đất nước còn chưa ổn định nên dân mình vẫn còn khốn khó, nghèo nàn. thời ấy có hai nghìn đồng là to lắm, và mỗi lần mua kẹo ngốn hết tận một nghìn đồng cơ. vậy nên là anh tứ chưa bao giờ được nếm mùi vị miếng kẹo cứng bọc trong vỏ nilon đầy những màu sắc từ xanh, đỏ đến hồng. hầu hết những cái kẹo anh ăn trong đời đều được làm từ mẹ của anh, là dì hai. mà ngày xưa nhà bà tôi cũng thuộc diện nghèo khó, một thân con gái nuôi con lại khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn. dẫu vậy, bà vẫn làm lụng sớm khuya, dành dụm ra được một phần tiền để đong gạo, phần còn lại chờ đến gần tết lại đi chợ yên tìm hàng kẹo, mua cho bố tôi ăn để bố cũng được bằng bạn bè, nếm được cái vị của kẹo đắt tiền ngày xưa ra sao. vậy nên, anh tứ nói rằng có thể bà muốn tôi ăn những chiếc kẹo ấy là do hồi xưa món kẹo là đồ ngọt ưa thích của bố tôi, tuy nhà không dư dả nhưng bà vẫn cố gắng để bố tôi có thể được ăn loại kẹo cứng ấy. bây giờ, kẹo cứng hồi xưa không còn nhiều, tìm lại rất khó, nhưng bà vẫn nhờ anh đèo lên chợ yên mỗi tết, cốt để tìm cho tôi mấy viên kẹo cứng, những viên kẹo in sâu vào trong tuổi đời của bà.tôi ngậm ngùi, cảm giác tội lỗi đã trào dâng đến cổ họng. sau khi nghe xong, bao nhiêu cảm xúc giận hờn, ấm ức, cáu gắt trong tôi đã chẳng còn đâu mà thay vào đó là sự xấu hổ, hối lỗi và ân hận. tôi - một đứa trẻ sinh ra tại thành phố và lớn lên ở đó, một con người đã quá quen thuộc với những công nghệ tiện lợi và thứ đồ ăn ngon, dẫn đến những chuyến đi thăm quê bị tôi dần nảy sinh ác cảm. thực chất, quê hương và bà nội chẳng có lỗi gì ở đây cả, do khoảng cách thế hệ và một phần vì tôi quá tập trung vào đời sống thành phố, nên tôi dần dà bị phụ thuộc vào điện thoại, máy vi tính mà bỏ quên những điều trân quý của mình.gạt đi hàng nước mắt, tôi cảm ơn anh tứ và chạy thật nhanh về nhà của bà nội. tôi phóng như cắt qua hai cánh cổng sơn bạc đã cũ sờn, qua giàn mướp đầy hoa, sai trĩu quả. bà tôi ngồi đó, ở hiên nhà được lát bằng gạch đỏ nung, trên tay bà vẫn cầm hộp kim chỉ rỗng đựng những chiếc kẹo cứng đầy đủ màu sắc. nhìn thấy tôi, bà hốt hoảng đặt cái hộp xuống, chạy ra đón đứa cháu đầu lòng vào hiên. bà hỏi han tôi nhiều lắm, bà bảo tôi rằng trưa nắng này đi ra ngoài đường có bị choáng không, rồi bà lại lật đật chạy vào nhà lấy thuốc bôi cho tôi những vết muỗi đốt đỏ hỏn. tôi vươn tay ra với lấy hộp kẹo rồi lựa cái nào màu dịu mắt nhất, bóc nó khỏi vỏ ni lông và ăn ngon lành. bà tôi thấy thế mới mừng lắm, bà vui ra mặt. khóe mắt đầy vết nhăn của bà cong lên và hai gò má già nua của bà dãn ra, tôi thấy bà cười, một nụ cười lâu ngày tôi không gặp."bà ơi, cháu thích nhất kẹo cứng, món này là món khoái khẩu của cháu, lần sau cháu về bà lại để dành cho cháu với, bà nhé."
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz