Nhung Manh Ki Uc Roi Rac
Mỗi cây mỗi hoa
Mỗi nhà mỗi cảnh
Đúng thật, trong cuộc sống này mỗi gia đình lại có một câu chuyện khác nhau không nhà nào là giống nhà nào. Và gia đình tôi cũng có một câu chuyện, trong câu chuyện đó sẽ có chút buồn cũng có một chút vui, có những đau khổ, mất mát và ai cũng phải trải qua những điều đó để có thể trưởng thành hơn.
Tôi sinh ra trong một gia đình rất đổi là bình thường, một gia đình có đầy đủ ba, mẹ, ông, bà và có cả cô chú anh chị em. Có thể nói đó là một gia đình hoàn hào không mảnh khuyết và một đứa trẻ được nuôi dưỡng, bảo bọc trong gia đình như vậy hẳn là sẽ trở nên rất vui vẻ, tự hào hay sẽ nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người đúng không? Câu trả là là đúng, gia đình đó sẽ rất hạnh phúc nếu tôi là một đứa trẻ vô ưu vô lo, không quan tâm mọi chuyện, không suy nghĩ nhiều về mọi thứ.
Ký ức của tôi đưng lại vào lúc tôi 5 tuổi vì trước đó hầu như tôi không nhớ gì về bản thân cả. 5 tuổi là tuổi của một đứa trẻ chỉ biết ăn chơi vô lo vô nghĩ và tôi cũng vậy nhưng khác một chỗ ở tôi là tôi suy nghĩ ra nhiều thứ mà có thể người khác không ngờ tới thôi.
Mỗi sáng sớm bà ngoại tôi lại chạy chiếc xe cup 50cc xuống nhà để chơi với tôi, để có thể gần gũi con cháu hơn. Bà là người đã trải qua sự thăng trầm của đất nước đi từ chiến tranh đến khi đất nước được hoà bình rồi dần dần ổn định, đúng như người ta nói cuộc chiến nào cũng sẽ để lại nỗi đau thương và sự mất mát, nỗi mất mát để lại cho bà là một bên chân, tôi không nhớ rõ chỉ nghe kể khi bà tham gia chiến đấu ở vùng rừng núi thì bị thương ở chân nhưng chỉ là vết thương vừa phải ngay dưới đầu gối nhưng do hoàn cảnh lúc này mà bà không được chữa trị đến lúc chữa thì vết thương đã bị nhiễm trùng nặng đến nỗi bà phải cưa đi đôi chân bên phải của mình. Để rồi gắn liền với bà là đôi chân giả, mỗi lúc trái gió trở trời đôi chân ấy sẽ nhắc nhở bà về những câu chuyện đã qua. Bà tôi là người phụ nữ mạnh mẽ không vì bị thương tật mà trở nên buồn rầu mà bà lại cảm thấy vui và tự hào vì đều đó. Bà là người đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của tôi là người đưa đón chị em tôi đi học, đi chơi cho tiền tôi mua đồ.
Nhưng sâu trong người phụ nữ mạnh mẽ đó là một nỗi buồn, một nỗi buồn vô hạn về con cái. Chiến tranh đi qua, bà lại trở thành một người phụ nữ bình thường có chồng rồi sinh con bà có hai người con là mẹ tôi và cậu tôi cứ nghĩ cuộc sống sẽ cứ như vậy trôi qua. Nhưng ông ngoại tôi một người đàn ông không có sự chung thuỷ, trong suốt cuộc chiến tranh ông đã đi từ Bắc vào Nam và như thế ông đã quen rất nhiều người phụ nữ và chuyện ông có con với những người đó là một chuyện rất bình thường. Khi bà tôi phát hiện ra mọi chuyện tôi không biết cảm xúc bà lúc đó như thế nào có lẽ là có sự oán giận, đau khổ và có thể là hận. Cuối cùng bà đã đưa ra quyết định ly hôn với ông, việc ly hôn ở thời đại này là rất bình thường nhưng vào những năm của bà tôi nó là một cái gì đó rất mới, lạ nhưng bà vẫn quyết tâm làm điều đó. Ông ra đi và để lại cho bà tôi một gánh nặng kinh tế cùng với một khoản nợ lớn, việc nuôi hai đứa con còn nhỏ cũng đều đè nặng lên vai bà. Mẹ tôi nói bà lúc này trở nên rất khó tính hay la mắng thậm chí là roi vọt khi hai chị em mẹ không nghe lời. Bà lúc này trở thành trụ cột trong gia đình hằng ngày bà phải bôn ba khắp nơi để lo toan kinh tế còn mọi việc trong nhà đều do mẹ tôi làm.
Cuộc sống vất vả cứ thế trôi qua, mẹ và cậu tôi lần lướt trưởng thành vì lúc này còn khó khăn bà nói với hai chị em mẹ tôi bà chỉ có thể cho một đứa đi học đại học và mẹ tôi đã để cơ hội đó cho cậu. Cậu đã xuất sắc thi đậu vào trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh còn mẹ thì đi học nghề và mở một tiệm may nho nhỏ tại nhà để phụ giúp bà cho cậu đi học. Thời gian cứ thế trôi, công việc của bà trở nên thuận lợi hơn và mẹ tôi thì đã yên bề gia thất, chuẩn bị đón chờ thành viên mới là tôi.
3 năm thấm thoát trôi qua, cuộc sống cứ mãi bình yên như vậy thì ngay lập tức cuộc sống lại tạo ra một chiếc hố sâu để bạn ngã vào. Đó là một buổi sáng yên bình và một cuộc điện thoại đã phá vỡ sự yên bình đó ở Sài Gòn người ta nói câu tôi bị tai nạn giao thông qua đời, một tin tức phá vỡ sự bình yên vốn có. Cậu là niềm hi vọng của mẹ và bà, cậu mất nghĩa là niềm hi vọng ấy không còn. Cậu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ còn rất nhiều hoài bảo mà cậu đã ấp ủ trong từng trang giấy trong cuốn nhật ký. Và bà người phụ nữ đã chịu nhiều đau khổ của cuộc sống ấy một lần nữa phải gánh chịu nỗi đau này. Sau ngày cậu mất công việc bà bỏ qua một bên dù rằng công việc ấy đang trên đà rất phát triển có lẽ mục tiêu phấn đấu cả đời của bà là con cái, là vì muốn câu có cuộc sống tốt hơn cưới vợ, sinh con nhưng niềm mong mỏi đó đã tan biến cùng với sự ra đi của cậu.
Cuộc sống đã cướp đi của người phụ nữ ấy rất nhiều thứ từ cơ thể, người chồng đến đứa con và lớn hơn một chút tôi cảm nhận được sự cô đơn khi nhìn sau bóng lưng bà khi ngồi trước hiên nhà châm từng điếu thuốc.
Mỗi nhà mỗi cảnh
Đúng thật, trong cuộc sống này mỗi gia đình lại có một câu chuyện khác nhau không nhà nào là giống nhà nào. Và gia đình tôi cũng có một câu chuyện, trong câu chuyện đó sẽ có chút buồn cũng có một chút vui, có những đau khổ, mất mát và ai cũng phải trải qua những điều đó để có thể trưởng thành hơn.
Tôi sinh ra trong một gia đình rất đổi là bình thường, một gia đình có đầy đủ ba, mẹ, ông, bà và có cả cô chú anh chị em. Có thể nói đó là một gia đình hoàn hào không mảnh khuyết và một đứa trẻ được nuôi dưỡng, bảo bọc trong gia đình như vậy hẳn là sẽ trở nên rất vui vẻ, tự hào hay sẽ nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người đúng không? Câu trả là là đúng, gia đình đó sẽ rất hạnh phúc nếu tôi là một đứa trẻ vô ưu vô lo, không quan tâm mọi chuyện, không suy nghĩ nhiều về mọi thứ.
Ký ức của tôi đưng lại vào lúc tôi 5 tuổi vì trước đó hầu như tôi không nhớ gì về bản thân cả. 5 tuổi là tuổi của một đứa trẻ chỉ biết ăn chơi vô lo vô nghĩ và tôi cũng vậy nhưng khác một chỗ ở tôi là tôi suy nghĩ ra nhiều thứ mà có thể người khác không ngờ tới thôi.
Mỗi sáng sớm bà ngoại tôi lại chạy chiếc xe cup 50cc xuống nhà để chơi với tôi, để có thể gần gũi con cháu hơn. Bà là người đã trải qua sự thăng trầm của đất nước đi từ chiến tranh đến khi đất nước được hoà bình rồi dần dần ổn định, đúng như người ta nói cuộc chiến nào cũng sẽ để lại nỗi đau thương và sự mất mát, nỗi mất mát để lại cho bà là một bên chân, tôi không nhớ rõ chỉ nghe kể khi bà tham gia chiến đấu ở vùng rừng núi thì bị thương ở chân nhưng chỉ là vết thương vừa phải ngay dưới đầu gối nhưng do hoàn cảnh lúc này mà bà không được chữa trị đến lúc chữa thì vết thương đã bị nhiễm trùng nặng đến nỗi bà phải cưa đi đôi chân bên phải của mình. Để rồi gắn liền với bà là đôi chân giả, mỗi lúc trái gió trở trời đôi chân ấy sẽ nhắc nhở bà về những câu chuyện đã qua. Bà tôi là người phụ nữ mạnh mẽ không vì bị thương tật mà trở nên buồn rầu mà bà lại cảm thấy vui và tự hào vì đều đó. Bà là người đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của tôi là người đưa đón chị em tôi đi học, đi chơi cho tiền tôi mua đồ.
Nhưng sâu trong người phụ nữ mạnh mẽ đó là một nỗi buồn, một nỗi buồn vô hạn về con cái. Chiến tranh đi qua, bà lại trở thành một người phụ nữ bình thường có chồng rồi sinh con bà có hai người con là mẹ tôi và cậu tôi cứ nghĩ cuộc sống sẽ cứ như vậy trôi qua. Nhưng ông ngoại tôi một người đàn ông không có sự chung thuỷ, trong suốt cuộc chiến tranh ông đã đi từ Bắc vào Nam và như thế ông đã quen rất nhiều người phụ nữ và chuyện ông có con với những người đó là một chuyện rất bình thường. Khi bà tôi phát hiện ra mọi chuyện tôi không biết cảm xúc bà lúc đó như thế nào có lẽ là có sự oán giận, đau khổ và có thể là hận. Cuối cùng bà đã đưa ra quyết định ly hôn với ông, việc ly hôn ở thời đại này là rất bình thường nhưng vào những năm của bà tôi nó là một cái gì đó rất mới, lạ nhưng bà vẫn quyết tâm làm điều đó. Ông ra đi và để lại cho bà tôi một gánh nặng kinh tế cùng với một khoản nợ lớn, việc nuôi hai đứa con còn nhỏ cũng đều đè nặng lên vai bà. Mẹ tôi nói bà lúc này trở nên rất khó tính hay la mắng thậm chí là roi vọt khi hai chị em mẹ không nghe lời. Bà lúc này trở thành trụ cột trong gia đình hằng ngày bà phải bôn ba khắp nơi để lo toan kinh tế còn mọi việc trong nhà đều do mẹ tôi làm.
Cuộc sống vất vả cứ thế trôi qua, mẹ và cậu tôi lần lướt trưởng thành vì lúc này còn khó khăn bà nói với hai chị em mẹ tôi bà chỉ có thể cho một đứa đi học đại học và mẹ tôi đã để cơ hội đó cho cậu. Cậu đã xuất sắc thi đậu vào trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh còn mẹ thì đi học nghề và mở một tiệm may nho nhỏ tại nhà để phụ giúp bà cho cậu đi học. Thời gian cứ thế trôi, công việc của bà trở nên thuận lợi hơn và mẹ tôi thì đã yên bề gia thất, chuẩn bị đón chờ thành viên mới là tôi.
3 năm thấm thoát trôi qua, cuộc sống cứ mãi bình yên như vậy thì ngay lập tức cuộc sống lại tạo ra một chiếc hố sâu để bạn ngã vào. Đó là một buổi sáng yên bình và một cuộc điện thoại đã phá vỡ sự yên bình đó ở Sài Gòn người ta nói câu tôi bị tai nạn giao thông qua đời, một tin tức phá vỡ sự bình yên vốn có. Cậu là niềm hi vọng của mẹ và bà, cậu mất nghĩa là niềm hi vọng ấy không còn. Cậu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ còn rất nhiều hoài bảo mà cậu đã ấp ủ trong từng trang giấy trong cuốn nhật ký. Và bà người phụ nữ đã chịu nhiều đau khổ của cuộc sống ấy một lần nữa phải gánh chịu nỗi đau này. Sau ngày cậu mất công việc bà bỏ qua một bên dù rằng công việc ấy đang trên đà rất phát triển có lẽ mục tiêu phấn đấu cả đời của bà là con cái, là vì muốn câu có cuộc sống tốt hơn cưới vợ, sinh con nhưng niềm mong mỏi đó đã tan biến cùng với sự ra đi của cậu.
Cuộc sống đã cướp đi của người phụ nữ ấy rất nhiều thứ từ cơ thể, người chồng đến đứa con và lớn hơn một chút tôi cảm nhận được sự cô đơn khi nhìn sau bóng lưng bà khi ngồi trước hiên nhà châm từng điếu thuốc.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz