Nhan Sinh Nhu Mong Kiep Phu Hoa
Liễu Minh nghe người học trò họ Lưu đọc như vậy thì đưa tay xoa đầu và bảo:
_ Thanh thiên đại lão gia cũng bị nhốt trong ngục tù, thì mối oan khuất của Liễu Minh này khó rửa rồi. Nhưng con nên nhớ gian nan thì khi nào chẳng có, cho dù đó có là nhà chúa đi nữa. Thanh thiên đại lão gia thì lo oan khuất của người dân, còn như nhà chúa, Bắc chống quân họ Trịnh, Nam lo mở mang bờ cõi, định kế an bang, chẳng người nào nói cuộc sống là an nhàn. An nhàn lại sinh ra muốn hưởng thụ, mà hưởng thụ khi không làm thì như thế nào hả trò?
Người học trò họ Lưu nghe thầy hỏi thì suy nghĩ. Người bước qua bước lại miệng nói nhỏ:
_ Người muốn hưởng thụ mà không làm, chỉ còn cách chiếm đoạt tài vật của người khác làm của riêng để có cái mà an nhàn hưởng thụ, chứ chẳng còn cách nào khác. Nhà nông muốn có hạt lúa, thì phải một nắng hai sương trên cánh đồng mới có những hạt lúa vàng rộm, hạt gạo trắng. Còn như muốn có một sợi tơ tằm thì phải trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, vì thế mới có câu "một nong tằm bằng ba nông kén"
Liễu Minh mắt vẫn nhìn ánh trăng ngoài ô cửa nhỏ của nhà ngục nghe người học trò nói như vậy, thì bảo:
_ Người làm quan thì phải thương dân như con đỏ, sớm hôm gánh vác trọng trách, san sẻ nỗi lo với đấng quân vương, ăn lộc thì nhớ ơn kẻ cấy cày.
Liễu Minh lấy lời mà nói với người học trò, còn trong tâm thì nghĩ:
_ Nói thì nói như vậy, chứ quyền lực thì ai chẳng muốn, như thân ta vốn con của quan tham tri, để cũng cố quyền lực cho gia tộc cha đã cắt đứt ta với nàng Liễu Hồng Nương. Phạm tội sung quân chẳng qua cũng là cái cớ để cha đưa ta đi xa. Một đứa con trai ngang bướng chẳng lo học hành, lại không nhận mối hôn nhân đầy toan tính, chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường với người mình yêu. Ta chỉ muốn sống với người mình yêu, sao mà lại gian nan, ước mơ của một chàng trai trẻ tuổi đôi mươi bên cạnh dòng sông Minh Nguyệt là được sống với cô gái có tên gọi là Liễu Hồng Nương. Thế mà giờ đây giấc mộng ấy đã vỡ tan, nàng Liễu Hồng Nương đã lên kiệu hoa về nhà chồng, chỉ còn lại mình ta ở chốn lao ngục, nơi xứ lạ.
Liễu Minh khe khẽ đọc:
_ Một căn nhà nhỏ một vườn hoa
Và em bên cạnh nữa mà thôi
Nhưng còn đâu mà mơ mãi nữa
Ngày mai xóm nhỏ có nàng dâu
Em bước sang ngang về nhà chồng
Rượu hồng, pháo đỏ, mâm cau xanh
Em cười tủm tỉm, mắt long lanh
Chú rể hạnh phúc ngời hạnh phúc
Vì cưới được em một nàng tiên
Và trong hạnh phúc ngày vui ấy
Có nhớ không em có một người
Đêm về lệ nhỏ má tuôn rơi.
Liễu Minh đọc đến đó thì từng hạt lệ đang lăn dài trên má. Liễu Minh cười buồn và khẽ đọc tiếp.
_ Có phải Nguyệt lão lẫn không vậy
Để người hạnh phúc kẻ biệt ly?
Chắc như ai đứng trước mặt của học trò, cố mà dằn lòng làm ra vẻ thanh cao, trung quân ái quốc, là việc nam nhi chi chí, còn như chuyện nam nữ tình trường thì để trong lòng. Không! Liễu Minh thì không như vậy, Liễu Minh muốn được yêu, muốn sống bên cạnh người mình yêu. Nhưng tại sao đôi lứa yêu nhau lại chẳng được bên nhau suốt đời?
Cái đó do ai? Là do Nguyệt lão hay sao? Liễu Minh cứ đứng nhìn ánh trăng nơi ô cửa nhỏ, mà ngỡ mình đang đứng trên thuyền nơi dòng sông Minh Nguyệt.
_ Sông vàng thuyền nhẹ trôi
Sương khói lại vương vấn
Uyên ương một cõi mộng
Chỉ mình ta với nàng
Ngồi tựa nơi mạn thuyền
Nói chuyện cả trăm năm
Xin nguyện chim liền cánh
Mãi mãi chẳng rời xa.
Liễu Minh giờ đây người đầy vết thương. Nhưng tâm khảm của mình chỉ có nàng Liễu Hồng Nương. Nàng Liễu Hồng Nương là một thứ thuốc vi diệu để chữa lành vết thương của Liễu Minh. Liễu Minh cứ vậy mà ngắm ánh trăng qua ô cửa nhỏ cho đến khi nghe tiếng gà gáy tàn canh.
Liễu Minh khi này mới quay lại với thực tại, nhìn người học trò của mình đang ngủ ngon mà mỉm cười và nói:
_ Thanh thiên đại lão gia đang ngủ ngon trong nhà ngục của huyện nha ở xứ Thăng Hoa. Mong rằng sau này công thành danh toại, con nhớ những ngày oan ức hôm nay và những lời thầy đã dạy bảo.
Liễu Minh nhìn người học trò của mình, lại nhìn ra ngoài. Liễu Minh cứ đứng yên lặng, sợ bước đi sẽ làm cho tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, thì người học trò sẽ tỉnh giấc. Liễu Minh nghĩ thầm:
_ Làm sao để thoát khỏi cảnh này? Không lẽ phải nhờ đến huynh trưởng hay đưa thơ cho những người bạn trong tứ tú Minh Nguyệt khi xưa? Nhưng bọn họ chắc hẳn giờ đây áo mũ, cân đai, nằm võng có lộng che, có còn ai nhớ đến thủa hàn vi, cơ hàn?
Liễu Minh nhếch mép cười khẩy.
_ Nếu là số phận, thì chạy đàng trời khỏi nắng. Thôi thì cứ tùy theo thời thế vậy.
Liễu Minh cùng người học trò của mình cứ ở trong nhà ngục của huyện nha ở nơi xứ Thăng Hoa, cũng không biết tại sao, bọn sai nha ở nơi đây chẳng tra khảo cái việc ăn cắp tài sản của nhà kia, nay đã cất dấu ở nơi đâu? Liễu Minh tranh thủ những lúc nơi nhà ngục chẳng có tiếng la hét thì dạy cho người học trò. Cũng không biết đã bao nhiêu ngày Liễu Minh với người học trò đã ở trong nhà ngục của huyện nha nơi xứ Thăng Hoa, cho đến một ngày Liễu Minh đang kể cho người học trò nghe về chuyện đức thánh Trần, thì có hai người sai nha đi đến. Hai người sai nha đó đưa mắt nhìn Liễu Minh và quát lên.
_ Hai người hãy đi theo chúng ta.
Một người mở cửa, còn một người thì mở gông cùm, xiềng xích. Người học trò nhìn thấy vậy, thì nhỏ giọng hỏi:
_ Thầy ơi! Thanh thiên đại lão gia đã nhìn thấy nỗi oan khuất của chúng ta rồi phải không thầy? Thầy trò mình đã được giải oan, vì thầy trò chúng ta chẳng ăn trộm của nhà kia.
Liễu Minh nghe người học trò hỏi như vậy, liền ghé xuống nói:
_ Cũng có thể như vậy, nhưng con không nghe có câu "không nên mừng quá sớm" hãy bình tĩnh trước mọi trường hợp, giữ lòng mình tĩnh lặng như nước hồ thu.
Hai người sai nha nghe thầy trò Liễu Minh thì thầm to nhỏ với nhau liền quát lên.
_ Đi mau! Các ngươi hôm nay lên công đường để quan huyện xét hỏi, chẳng mấy chốc thì tù rục xương. Chúa thượng thì đang đánh nhau với quân họ Trịnh, còn hai người thì làm cái việc một đêm ăn trộm bằng ba năm làm, như ta chẳng cần phải xét hỏi, cứ đưa hai người sung quân đánh nhau với quân họ Trịnh.
Liễu Minh nghe người sai nha nói như vậy, thì cười bảo:
_ Vị đây nói chẳng cần phải xét hỏi mà đưa thầy trò chúng ta sung quân. Thế thì cho hỏi vị đây sao lại bảo thầy trò chúng ta là kẻ ăn trộm tài sản của nhà kia? Chỉ là kẻ qua đường xin nghỉ nhờ, trú mưa, cũng may quảng đường đó có miếu thờ mà ngủ lại, không thì thầy trò chúng tôi phải đội mưa đội gió mà đi. Nhà kia chẳng cho ngủ nhờ, trú mưa thì thôi, mất của lại nghĩ thầy trò chúng tôi là kẻ ăn trộm. Các vị đã xét trong hành lý của thầy trò chúng ta chẳng có ngân lượng, thì bảo chúng ta đã đem đi chôn, nếu như nhà kia không mất, hoặc bị người khác ăn trộm, thì có phải oan ức cho kẻ này hay không? Hay các vị thấy thầy trò chúng ta là kẻ cơ hàn rách rưới mới nghi chúng ta là kẻ ăn trộm?
Vị sai nha kia nghe thế thì bảo:
_ Thật đúng là mồm miệng của kẻ gian, cứ leo lẻo, leo lẻo, may có quan tri huyện mới đến nhậm chức cần tra xét lại, nếu như ta thì cứ đánh tuốt xác, xem có nhận tội hay không?
Liễu Minh nghe vậy, chỉ biết lắc đầu ngao ngán, mà thương cảm cho những người trước đây đã rơi vào tay của những vị sai nha này.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ. Hết chương 25
_ Thanh thiên đại lão gia cũng bị nhốt trong ngục tù, thì mối oan khuất của Liễu Minh này khó rửa rồi. Nhưng con nên nhớ gian nan thì khi nào chẳng có, cho dù đó có là nhà chúa đi nữa. Thanh thiên đại lão gia thì lo oan khuất của người dân, còn như nhà chúa, Bắc chống quân họ Trịnh, Nam lo mở mang bờ cõi, định kế an bang, chẳng người nào nói cuộc sống là an nhàn. An nhàn lại sinh ra muốn hưởng thụ, mà hưởng thụ khi không làm thì như thế nào hả trò?
Người học trò họ Lưu nghe thầy hỏi thì suy nghĩ. Người bước qua bước lại miệng nói nhỏ:
_ Người muốn hưởng thụ mà không làm, chỉ còn cách chiếm đoạt tài vật của người khác làm của riêng để có cái mà an nhàn hưởng thụ, chứ chẳng còn cách nào khác. Nhà nông muốn có hạt lúa, thì phải một nắng hai sương trên cánh đồng mới có những hạt lúa vàng rộm, hạt gạo trắng. Còn như muốn có một sợi tơ tằm thì phải trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, vì thế mới có câu "một nong tằm bằng ba nông kén"
Liễu Minh mắt vẫn nhìn ánh trăng ngoài ô cửa nhỏ của nhà ngục nghe người học trò nói như vậy, thì bảo:
_ Người làm quan thì phải thương dân như con đỏ, sớm hôm gánh vác trọng trách, san sẻ nỗi lo với đấng quân vương, ăn lộc thì nhớ ơn kẻ cấy cày.
Liễu Minh lấy lời mà nói với người học trò, còn trong tâm thì nghĩ:
_ Nói thì nói như vậy, chứ quyền lực thì ai chẳng muốn, như thân ta vốn con của quan tham tri, để cũng cố quyền lực cho gia tộc cha đã cắt đứt ta với nàng Liễu Hồng Nương. Phạm tội sung quân chẳng qua cũng là cái cớ để cha đưa ta đi xa. Một đứa con trai ngang bướng chẳng lo học hành, lại không nhận mối hôn nhân đầy toan tính, chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường với người mình yêu. Ta chỉ muốn sống với người mình yêu, sao mà lại gian nan, ước mơ của một chàng trai trẻ tuổi đôi mươi bên cạnh dòng sông Minh Nguyệt là được sống với cô gái có tên gọi là Liễu Hồng Nương. Thế mà giờ đây giấc mộng ấy đã vỡ tan, nàng Liễu Hồng Nương đã lên kiệu hoa về nhà chồng, chỉ còn lại mình ta ở chốn lao ngục, nơi xứ lạ.
Liễu Minh khe khẽ đọc:
_ Một căn nhà nhỏ một vườn hoa
Và em bên cạnh nữa mà thôi
Nhưng còn đâu mà mơ mãi nữa
Ngày mai xóm nhỏ có nàng dâu
Em bước sang ngang về nhà chồng
Rượu hồng, pháo đỏ, mâm cau xanh
Em cười tủm tỉm, mắt long lanh
Chú rể hạnh phúc ngời hạnh phúc
Vì cưới được em một nàng tiên
Và trong hạnh phúc ngày vui ấy
Có nhớ không em có một người
Đêm về lệ nhỏ má tuôn rơi.
Liễu Minh đọc đến đó thì từng hạt lệ đang lăn dài trên má. Liễu Minh cười buồn và khẽ đọc tiếp.
_ Có phải Nguyệt lão lẫn không vậy
Để người hạnh phúc kẻ biệt ly?
Chắc như ai đứng trước mặt của học trò, cố mà dằn lòng làm ra vẻ thanh cao, trung quân ái quốc, là việc nam nhi chi chí, còn như chuyện nam nữ tình trường thì để trong lòng. Không! Liễu Minh thì không như vậy, Liễu Minh muốn được yêu, muốn sống bên cạnh người mình yêu. Nhưng tại sao đôi lứa yêu nhau lại chẳng được bên nhau suốt đời?
Cái đó do ai? Là do Nguyệt lão hay sao? Liễu Minh cứ đứng nhìn ánh trăng nơi ô cửa nhỏ, mà ngỡ mình đang đứng trên thuyền nơi dòng sông Minh Nguyệt.
_ Sông vàng thuyền nhẹ trôi
Sương khói lại vương vấn
Uyên ương một cõi mộng
Chỉ mình ta với nàng
Ngồi tựa nơi mạn thuyền
Nói chuyện cả trăm năm
Xin nguyện chim liền cánh
Mãi mãi chẳng rời xa.
Liễu Minh giờ đây người đầy vết thương. Nhưng tâm khảm của mình chỉ có nàng Liễu Hồng Nương. Nàng Liễu Hồng Nương là một thứ thuốc vi diệu để chữa lành vết thương của Liễu Minh. Liễu Minh cứ vậy mà ngắm ánh trăng qua ô cửa nhỏ cho đến khi nghe tiếng gà gáy tàn canh.
Liễu Minh khi này mới quay lại với thực tại, nhìn người học trò của mình đang ngủ ngon mà mỉm cười và nói:
_ Thanh thiên đại lão gia đang ngủ ngon trong nhà ngục của huyện nha ở xứ Thăng Hoa. Mong rằng sau này công thành danh toại, con nhớ những ngày oan ức hôm nay và những lời thầy đã dạy bảo.
Liễu Minh nhìn người học trò của mình, lại nhìn ra ngoài. Liễu Minh cứ đứng yên lặng, sợ bước đi sẽ làm cho tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, thì người học trò sẽ tỉnh giấc. Liễu Minh nghĩ thầm:
_ Làm sao để thoát khỏi cảnh này? Không lẽ phải nhờ đến huynh trưởng hay đưa thơ cho những người bạn trong tứ tú Minh Nguyệt khi xưa? Nhưng bọn họ chắc hẳn giờ đây áo mũ, cân đai, nằm võng có lộng che, có còn ai nhớ đến thủa hàn vi, cơ hàn?
Liễu Minh nhếch mép cười khẩy.
_ Nếu là số phận, thì chạy đàng trời khỏi nắng. Thôi thì cứ tùy theo thời thế vậy.
Liễu Minh cùng người học trò của mình cứ ở trong nhà ngục của huyện nha ở nơi xứ Thăng Hoa, cũng không biết tại sao, bọn sai nha ở nơi đây chẳng tra khảo cái việc ăn cắp tài sản của nhà kia, nay đã cất dấu ở nơi đâu? Liễu Minh tranh thủ những lúc nơi nhà ngục chẳng có tiếng la hét thì dạy cho người học trò. Cũng không biết đã bao nhiêu ngày Liễu Minh với người học trò đã ở trong nhà ngục của huyện nha nơi xứ Thăng Hoa, cho đến một ngày Liễu Minh đang kể cho người học trò nghe về chuyện đức thánh Trần, thì có hai người sai nha đi đến. Hai người sai nha đó đưa mắt nhìn Liễu Minh và quát lên.
_ Hai người hãy đi theo chúng ta.
Một người mở cửa, còn một người thì mở gông cùm, xiềng xích. Người học trò nhìn thấy vậy, thì nhỏ giọng hỏi:
_ Thầy ơi! Thanh thiên đại lão gia đã nhìn thấy nỗi oan khuất của chúng ta rồi phải không thầy? Thầy trò mình đã được giải oan, vì thầy trò chúng ta chẳng ăn trộm của nhà kia.
Liễu Minh nghe người học trò hỏi như vậy, liền ghé xuống nói:
_ Cũng có thể như vậy, nhưng con không nghe có câu "không nên mừng quá sớm" hãy bình tĩnh trước mọi trường hợp, giữ lòng mình tĩnh lặng như nước hồ thu.
Hai người sai nha nghe thầy trò Liễu Minh thì thầm to nhỏ với nhau liền quát lên.
_ Đi mau! Các ngươi hôm nay lên công đường để quan huyện xét hỏi, chẳng mấy chốc thì tù rục xương. Chúa thượng thì đang đánh nhau với quân họ Trịnh, còn hai người thì làm cái việc một đêm ăn trộm bằng ba năm làm, như ta chẳng cần phải xét hỏi, cứ đưa hai người sung quân đánh nhau với quân họ Trịnh.
Liễu Minh nghe người sai nha nói như vậy, thì cười bảo:
_ Vị đây nói chẳng cần phải xét hỏi mà đưa thầy trò chúng ta sung quân. Thế thì cho hỏi vị đây sao lại bảo thầy trò chúng ta là kẻ ăn trộm tài sản của nhà kia? Chỉ là kẻ qua đường xin nghỉ nhờ, trú mưa, cũng may quảng đường đó có miếu thờ mà ngủ lại, không thì thầy trò chúng tôi phải đội mưa đội gió mà đi. Nhà kia chẳng cho ngủ nhờ, trú mưa thì thôi, mất của lại nghĩ thầy trò chúng tôi là kẻ ăn trộm. Các vị đã xét trong hành lý của thầy trò chúng ta chẳng có ngân lượng, thì bảo chúng ta đã đem đi chôn, nếu như nhà kia không mất, hoặc bị người khác ăn trộm, thì có phải oan ức cho kẻ này hay không? Hay các vị thấy thầy trò chúng ta là kẻ cơ hàn rách rưới mới nghi chúng ta là kẻ ăn trộm?
Vị sai nha kia nghe thế thì bảo:
_ Thật đúng là mồm miệng của kẻ gian, cứ leo lẻo, leo lẻo, may có quan tri huyện mới đến nhậm chức cần tra xét lại, nếu như ta thì cứ đánh tuốt xác, xem có nhận tội hay không?
Liễu Minh nghe vậy, chỉ biết lắc đầu ngao ngán, mà thương cảm cho những người trước đây đã rơi vào tay của những vị sai nha này.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ. Hết chương 25
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz