Tôi viết văn
"Thiếu niên đăng khoa
Nhất bất hạnh dã " Ngày xưa, trước khi là một Nam Cao như bây giờ, hắn đã từng viết thơ, viết văn lãng mạn, nào là "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác". Mà đọc cũng nhạt lắm ! Đã từng học qua bậc tiểu học là không thể không biết đến Trần Đăng Khoa, một bông hoa nở sớm tàn nhanh trong nền văn học Việt Nam bấy giờ. Được cho là "thần đồng thơ văn", 8 tuổi thì có thơ đăng báo, ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. Nhưng sau cùng, Trần Đăng Khoa lại lụi dần trên con đường văn của mình. Tôi không đánh đồng nhà văn nào cả, nhưng với văn học, thành là bại chỉ cách nhau một bước chân. Chỉ cần là một tác phẩm đáng suy ngẫm, thì người này tán dương, người kia phê phán kịch liệt không phải là không thể.Obama 56 tuổi kết thúc sự nghiệp tổng thống nước Mỹ sau 8 năm, nhưng Donald Trump đến hơn 70 tuổi mới bắt đầu. Văn học cũng như một nghề, nó chỉ đòi hỏi ở tác phẩm, ở thành quả chứ không hề đòi hỏi anh là ai ? Anh bao nhiêu tuổi ? Anh làm gì ? Chỉ cần cái anh viết đọng lại, thăng hoa, vươn lên, thoát ra, mang một điều đúng đắn, mới lạ mà hàm chứa giá trị nghệ thuật, thì đó vẫn là tác phẩm mà văn học cần đến. Một người quét rác cũng có thể viết văn, một chính trị gia cũng có thể, chỉ cần tấm lòng biệt đãi với nó thôi là đủ. Tôi viết văn cũng vậy. Lúc nào còn yêu thương, còn trăn trở thì tôi viết. Tôi không coi văn chương là nghề, nhưng tôi muốn viết bằng đam mê và cái tâm của mình.Ví như xưa kia khi Truyện Kiều mới ra đời cũng nhận được không ít gạch đá từ phía quan lại triều đình, các nhà thơ lớn. Có Nguyễn Công Trứ, ông cho Thuý Kiều là dâm, là phóng túng, một mực đả kích :
"Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai".
Một kiệt tác, một tập đại thành của nền văn học mà còn có kẻ phê phán đến như vậy, thì mấy chữ tôi viết ra, số phận lênh đênh cũng là điều dễ hiểu. Tôi không dám phê bình văn học một cách sâu sắc như các nhà nghiên cứu, giáo sư, tôi cũng không muốn dùng văn bừa bãi, tôi chỉ viết những điều tôi nghĩ, viết những điều tôi cho là nên viết. Cũng không dùng văn học để phe phẩy, móc máy một ai, càng không dùng nó như thứ vũ khí, một nơi tôi bộc lộ cái tôi để đi ngược lại với đời. Văn của tôi chỉ là văn. Tôi viết vì con người bên trong tôi thôi thúc viết.Nhưng một trăn trở xuất hiện trong tôi mỗi khi cầm bút là tôi luôn tự hỏi : Tôi viết gì đây ? Sự mâu thuẫn giữa ước muốn và những cái mình đang có khiến tôi có những sự va đập từ trong tâm khảm. Tôi được dạy "bám sát đề" khi viết những bài văn quốc gia, tôi phải theo sát cái người ta đã cho ra, đã định trước. Dù có sáng tạo, cũng chỉ là sự sáng tạo trong khuôn khổ, không thể, và không được thoát li. Đúng, điều đó là đúng, và cần thiết. Giờ không có ai ra đề nữa, tôi viết gì bây giờ ? Chẳng lẽ tôi lại tự tìm cho mình một câu danh ngôn, một ý kiến của các nhà phê bình mà viết. Cứ viết như một cỗ máy vậy sao ? Tác phẩm " Chí Phèo" kiệt tác là vậy, nhưng người ta đã cày xới hàng chục năm rồi, không phải tôi phủ nhận giá trị văn chương của nó, nhưng tôi khao khát cái mới. Một cái mới hoàn toàn. Mà chưa ai viết cả, thì tôi muốn viết, nhưng khó ! Một vốn sống như tôi không thể nào viết nên được một tác phẩm có chiều sâu. Ngay cả tôi cũng đang sống trong cuộc sống quá là yên ả, được bảo vệ trước những biến cố, thì lấy đâu ra văn chương ?Mà suy nghĩ về văn, nghĩ mãi rồi cũng hết cái nghĩ.Trước tiên tôi đến với con đường tản mạn, là thứ mà các bạn đang đọc. Tôi chưa thể viết nên một tác phẩm có chiều sâu và đáng suy ngẫm như tôi mong muốn, nhưng tôi lại viết những dòng này trước, để nói rõ cái nhìn của tôi về văn chương, cái khao khát viết luôn tồn tại trong tôi. Thấy cuộc đời toàn những sai trái, tôi muốn viết mà đả kích, không phải để dìm xuống mà để nó tốt hơn. Có những dòng tôi viết để đấu tranh ,về một video clip CSGT ăn hối lộ của những người vi phạm, trong đó có những câu : "Sao ta dạy con em viết lời đẹp hoa mĩ trong trang văn mà không dạy chúng viết " sự thật ở đời". Mình học văn, đôi lúc không kiềm được mà viết lời hay ý đẹp, ca ngợi quá mức. Người ta hay thích khen, thích nói hay. Nhưng nhận thức đến từ đời. Lật cái mặt sâu mặt tối của xã hội ra thì nó mới tốt lên được.
Xin hãy cho trẻ con vui chơi, sống với đúng lứa tuổi của nó, đừng bắt chúng học phép cộng trừ nhân chia khi đầu óc chúng còn quá trẻ. Thiếu nhi mới 4 tuổi đã học thêm tiếng việt. 5 tuổi học thêm toán, tiếng anh. Mới tí tuổi đã phải nhồi nhét đủ thứ, không có thừa một khoảng trống nào cho chúng tò mò, sáng tạo. Xin hãy dạy trẻ em biết quan tâm đến những vẫn đề của xã hội. Xin hãy dạy chúng làm người trước khi làm một cái máy. Chúng ta không phải đang nhồi nhét vào chúng xấu xa, để chúng sợ hãi, mà phải cho chúng nhận thức hiện thực, để mạnh mẽ , sống tốt, giúp ích cho đời, không giẫm lên dấu chân tham nhũng. Nói chung, video này không phải tất cả, nhưng là người thật việc thật, quay lại rõ ràng, không thể nói có thành không."Và sau đó thì nhận được lượt tương tác hơn hẳn các bài share khác. Vậy chứng tỏ điều gì ? Con người ta, trước hết là muốn biết sự thật. Khi tôi nói " tôi sẽ kể cho bạn một bí mật", cái bí mật ấy là một mặt nào đó của hiện thực, mà không phải ai cũng biết, nó làm cho thông tin, lời lẽ trở nên cuốn hút. Cũng giống như vậy, văn chương chỉ có thể đi lên từ hiện thực, nhưng quan trọng là hiện thực đó như thế nào trong trang văn. Nó phải vừa chân thực, vừa đi sâu vào bản chất, vừa mang tính nghệ thuật, vừa có sáng tạo, cái mới,... tôi ghi nhận điều đó. Và tôi muốn viết một tác phẩm như thế.Tôi sẽ tiếp tục viết. Mà cái viết của tôi như cái bi trong văn học. Cứ khao khát viết mãnh liệt, khao khát viết nên tác phẩm để đời, mà giở bản thảo lại không biết bắt đầu từ đâu. Không mường tượng được tôi sẽ viết gì. Và thế là lại thôi. Thế là tôi lại chỉ đi viết mấy cái nhỏ bé về lẽ đời. Viết những cái mà những người học văn đều viết.Thế thôi, hôm nay bỗng tâm trạng, viết nên đôi dòng, chỉ mong bản thân vẫn viết, viết vì tình yêu với những con chữ, chứ không viết vì ràng buộc bắt ép. Tôi chỉ mong tôi viết, mà làm cho người ta yêu văn chương, chứ không coi nó như đứa con ghẻ, lạnh lùng với nó, coi thường nó, xem nó như sinh vật kì bí. Văn là người, là đời, văn là lẽ nhân sinh, văn là tình yêu, văn là nghĩa,... văn là cả những gì hiện hữu và vô hình. Đối với tôi, văn chương vẫn luôn là sự bí ẩn, càng khai phá, càng bí ẩn. Mà có lẽ, đi hết đời người, vẻ đẹp của nó cũng sẽ không bao giờ được khám phá hết. Liệu bạn có cùng tôi bước vào "vườn văn" mà "đào sâu, tìm tòi và khám phá" ?
Nhất bất hạnh dã " Ngày xưa, trước khi là một Nam Cao như bây giờ, hắn đã từng viết thơ, viết văn lãng mạn, nào là "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác". Mà đọc cũng nhạt lắm ! Đã từng học qua bậc tiểu học là không thể không biết đến Trần Đăng Khoa, một bông hoa nở sớm tàn nhanh trong nền văn học Việt Nam bấy giờ. Được cho là "thần đồng thơ văn", 8 tuổi thì có thơ đăng báo, ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. Nhưng sau cùng, Trần Đăng Khoa lại lụi dần trên con đường văn của mình. Tôi không đánh đồng nhà văn nào cả, nhưng với văn học, thành là bại chỉ cách nhau một bước chân. Chỉ cần là một tác phẩm đáng suy ngẫm, thì người này tán dương, người kia phê phán kịch liệt không phải là không thể.Obama 56 tuổi kết thúc sự nghiệp tổng thống nước Mỹ sau 8 năm, nhưng Donald Trump đến hơn 70 tuổi mới bắt đầu. Văn học cũng như một nghề, nó chỉ đòi hỏi ở tác phẩm, ở thành quả chứ không hề đòi hỏi anh là ai ? Anh bao nhiêu tuổi ? Anh làm gì ? Chỉ cần cái anh viết đọng lại, thăng hoa, vươn lên, thoát ra, mang một điều đúng đắn, mới lạ mà hàm chứa giá trị nghệ thuật, thì đó vẫn là tác phẩm mà văn học cần đến. Một người quét rác cũng có thể viết văn, một chính trị gia cũng có thể, chỉ cần tấm lòng biệt đãi với nó thôi là đủ. Tôi viết văn cũng vậy. Lúc nào còn yêu thương, còn trăn trở thì tôi viết. Tôi không coi văn chương là nghề, nhưng tôi muốn viết bằng đam mê và cái tâm của mình.Ví như xưa kia khi Truyện Kiều mới ra đời cũng nhận được không ít gạch đá từ phía quan lại triều đình, các nhà thơ lớn. Có Nguyễn Công Trứ, ông cho Thuý Kiều là dâm, là phóng túng, một mực đả kích :
"Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai".
Một kiệt tác, một tập đại thành của nền văn học mà còn có kẻ phê phán đến như vậy, thì mấy chữ tôi viết ra, số phận lênh đênh cũng là điều dễ hiểu. Tôi không dám phê bình văn học một cách sâu sắc như các nhà nghiên cứu, giáo sư, tôi cũng không muốn dùng văn bừa bãi, tôi chỉ viết những điều tôi nghĩ, viết những điều tôi cho là nên viết. Cũng không dùng văn học để phe phẩy, móc máy một ai, càng không dùng nó như thứ vũ khí, một nơi tôi bộc lộ cái tôi để đi ngược lại với đời. Văn của tôi chỉ là văn. Tôi viết vì con người bên trong tôi thôi thúc viết.Nhưng một trăn trở xuất hiện trong tôi mỗi khi cầm bút là tôi luôn tự hỏi : Tôi viết gì đây ? Sự mâu thuẫn giữa ước muốn và những cái mình đang có khiến tôi có những sự va đập từ trong tâm khảm. Tôi được dạy "bám sát đề" khi viết những bài văn quốc gia, tôi phải theo sát cái người ta đã cho ra, đã định trước. Dù có sáng tạo, cũng chỉ là sự sáng tạo trong khuôn khổ, không thể, và không được thoát li. Đúng, điều đó là đúng, và cần thiết. Giờ không có ai ra đề nữa, tôi viết gì bây giờ ? Chẳng lẽ tôi lại tự tìm cho mình một câu danh ngôn, một ý kiến của các nhà phê bình mà viết. Cứ viết như một cỗ máy vậy sao ? Tác phẩm " Chí Phèo" kiệt tác là vậy, nhưng người ta đã cày xới hàng chục năm rồi, không phải tôi phủ nhận giá trị văn chương của nó, nhưng tôi khao khát cái mới. Một cái mới hoàn toàn. Mà chưa ai viết cả, thì tôi muốn viết, nhưng khó ! Một vốn sống như tôi không thể nào viết nên được một tác phẩm có chiều sâu. Ngay cả tôi cũng đang sống trong cuộc sống quá là yên ả, được bảo vệ trước những biến cố, thì lấy đâu ra văn chương ?Mà suy nghĩ về văn, nghĩ mãi rồi cũng hết cái nghĩ.Trước tiên tôi đến với con đường tản mạn, là thứ mà các bạn đang đọc. Tôi chưa thể viết nên một tác phẩm có chiều sâu và đáng suy ngẫm như tôi mong muốn, nhưng tôi lại viết những dòng này trước, để nói rõ cái nhìn của tôi về văn chương, cái khao khát viết luôn tồn tại trong tôi. Thấy cuộc đời toàn những sai trái, tôi muốn viết mà đả kích, không phải để dìm xuống mà để nó tốt hơn. Có những dòng tôi viết để đấu tranh ,về một video clip CSGT ăn hối lộ của những người vi phạm, trong đó có những câu : "Sao ta dạy con em viết lời đẹp hoa mĩ trong trang văn mà không dạy chúng viết " sự thật ở đời". Mình học văn, đôi lúc không kiềm được mà viết lời hay ý đẹp, ca ngợi quá mức. Người ta hay thích khen, thích nói hay. Nhưng nhận thức đến từ đời. Lật cái mặt sâu mặt tối của xã hội ra thì nó mới tốt lên được.
Xin hãy cho trẻ con vui chơi, sống với đúng lứa tuổi của nó, đừng bắt chúng học phép cộng trừ nhân chia khi đầu óc chúng còn quá trẻ. Thiếu nhi mới 4 tuổi đã học thêm tiếng việt. 5 tuổi học thêm toán, tiếng anh. Mới tí tuổi đã phải nhồi nhét đủ thứ, không có thừa một khoảng trống nào cho chúng tò mò, sáng tạo. Xin hãy dạy trẻ em biết quan tâm đến những vẫn đề của xã hội. Xin hãy dạy chúng làm người trước khi làm một cái máy. Chúng ta không phải đang nhồi nhét vào chúng xấu xa, để chúng sợ hãi, mà phải cho chúng nhận thức hiện thực, để mạnh mẽ , sống tốt, giúp ích cho đời, không giẫm lên dấu chân tham nhũng. Nói chung, video này không phải tất cả, nhưng là người thật việc thật, quay lại rõ ràng, không thể nói có thành không."Và sau đó thì nhận được lượt tương tác hơn hẳn các bài share khác. Vậy chứng tỏ điều gì ? Con người ta, trước hết là muốn biết sự thật. Khi tôi nói " tôi sẽ kể cho bạn một bí mật", cái bí mật ấy là một mặt nào đó của hiện thực, mà không phải ai cũng biết, nó làm cho thông tin, lời lẽ trở nên cuốn hút. Cũng giống như vậy, văn chương chỉ có thể đi lên từ hiện thực, nhưng quan trọng là hiện thực đó như thế nào trong trang văn. Nó phải vừa chân thực, vừa đi sâu vào bản chất, vừa mang tính nghệ thuật, vừa có sáng tạo, cái mới,... tôi ghi nhận điều đó. Và tôi muốn viết một tác phẩm như thế.Tôi sẽ tiếp tục viết. Mà cái viết của tôi như cái bi trong văn học. Cứ khao khát viết mãnh liệt, khao khát viết nên tác phẩm để đời, mà giở bản thảo lại không biết bắt đầu từ đâu. Không mường tượng được tôi sẽ viết gì. Và thế là lại thôi. Thế là tôi lại chỉ đi viết mấy cái nhỏ bé về lẽ đời. Viết những cái mà những người học văn đều viết.Thế thôi, hôm nay bỗng tâm trạng, viết nên đôi dòng, chỉ mong bản thân vẫn viết, viết vì tình yêu với những con chữ, chứ không viết vì ràng buộc bắt ép. Tôi chỉ mong tôi viết, mà làm cho người ta yêu văn chương, chứ không coi nó như đứa con ghẻ, lạnh lùng với nó, coi thường nó, xem nó như sinh vật kì bí. Văn là người, là đời, văn là lẽ nhân sinh, văn là tình yêu, văn là nghĩa,... văn là cả những gì hiện hữu và vô hình. Đối với tôi, văn chương vẫn luôn là sự bí ẩn, càng khai phá, càng bí ẩn. Mà có lẽ, đi hết đời người, vẻ đẹp của nó cũng sẽ không bao giờ được khám phá hết. Liệu bạn có cùng tôi bước vào "vườn văn" mà "đào sâu, tìm tòi và khám phá" ?
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz