Lieu Trai Chi Di Full
CHƯƠNG 115: HỒ LIÊNCÂU ĐỐI CỦA HỒLai Như Phi Yến Khứ Như Hồng
Nhã Hước Thành Liên Cú Tuyệt Công
Chúc Đối Vị Năng Khanh Mạc Tiếu
Nhi Kim Danh Sĩ Lậu Điêu TrùngDịch:Tới Lui Phảng Phất Tựa Chim Bay
Đùa Nhã Thành Tiên Tuyệt Cú Thay
Khanh Chớ Cười Ta Không Đối Được
Điêu Trùng Danh Sĩ Mấy Ai Hay•Tiêu sinh là em con chú của Tiên sinh Thạch Hồng ở huyện Chương Khâu (tỉnh Sơn Đông) đọc sách trong vườn, nửa đêm thấy có hai mỹ nhân tới, đều rất xinh đẹp, một nàng khoảng mười bảy mười tám, một nàng khoảng mười bốn mười lăm tuổi, vỗ vào bàn nhoẻn miệng cười. Tiêu biết là hồ, nghiêm sắc mặt cự tuyệt. Nàng lớn nói:- Chàng râu cứng như sắt, sao không có khí sắc đàn ông thế?Tiêu đáp:- Ta bình sinh không dám biết tới người đàn bà thứ hai.Cô gái cười nói:- Thật là cổ hủ quá, chàng còn câu nệ chuyện ấy sao! Quỷ thần thời hạ nguyên cũng đều lấy đen làm trắng, huống chi chuyện nhỏ nhặt trên giường.*[Hạ nguyên: đây chỉ thời loạn lạc, phong tục suy đồi].Tiêu lại xì khinh bỉ. Cô gái biết là không lay chuyển được, bèn nói:- Chàng là bậc danh sĩ, thiếp có một vế đối xin chàng đối giúp, nếu đối được thì bọn ta tự đi: "Mậu tuất đồng thể, phúc trung chỉ khiếm nhất điểm" (Mậu tuất cùng thể, trong bụng chỉ thiếu một điểm).Tiêu ngẫm nghĩ hồi lâu không đối được, cô gái cười nói:- Danh sĩ mà như thế à? Ta đối thay cho cũng được: "Kỷ tỵ liên tung, túc hạ hà bất song khiêu" (Kỷ tỵ liền vết, dưới chân sao chẳng hai khều?).Kế cười rộ bỏ đi. Chuyện này là Tư khấu họ Lý ở huyện Trường Sơn (tỉnh Sơn Đông) kể lại. *[Mậu tuất... hai khều: đôi câu đối này có chỗ chơi chữ: trong Hán tự, chữ mậu và chữ tuất, chữ kỵ và chữ tỵ có tự hình gần như nhau, ngoài ra hai chữ "túc hạ" còn là một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với ý nghĩa trang trọng. Hai cô gái hồ có ý chế nhạo nhân vật Tiêu sinh không có "phong thái đàn ông” vì không chịu thân mật với họ].*[Tư khấu họ Lý: bản Hương Cảng chú nhân vật này tên Hoa Hy, tự Ngũ Huyền, thi đỗ Tiến sĩ năm Giáp tuất niên hiệu Sùng Trinh thời Minh (1628 -1643), làm quan tới chức Thượng thư bộ Hình, theo đó thì hai chữ "Mậu tuất" và “Kỷ tỵ" của hai cô gái hồ trong truyện này có lẽ không chỉ đơn giản là chơi chữ mà có thể còn dính dáng hay ám chỉ hai sự kiện chính trị nào đó khoảng cuối Minh đầu Thanh].____________________________________CHƯƠNG 116: PHIÊN PHIÊNSang Vỉ Du Sinh Cánh Ngộ Tiên
Tiên Nhân Phong Độ Tính Phiêu Nhiên
Tha Nhiên Cổ Trạo Trùng Tương Phường
Động Tại Bạch Vân Hà Xứ BiênDịch:Lở Loét Thân Tàn Lại Gặp Tiên
Người Tiên Phong Độ Thực Phiêu Nhiên
Ngày Nao Thuyền Ngược Tìm Thăm Lại
Cửa Động Mây Mù Bịt Lối Lên•La Tử Phù người huyện Phần Châu (tỉnh Sơn Tây), cha mẹ đều mất sớm lúc tám chín tuổi, được chú là Đại Nghiệp nuôi. Nghiệp làm Tả sương Quốc tử giám, giàu mà không có con nên yêu thương La như con ruột. Năm La mười bốn tuổi bị kẻ xấu dụ dỗ đi uống rượu chơi gái, gặp lúc có một kỹ nữ ở Kim Lăng (tỉnh thành Giang Tô) tới ngụ ở quận, sinh gặp gỡ rất thích, đâm ra say mê. Khi nàng ta trở về Kim Lăng, sinh bỏ nhà trốn theo, ở kỹ viện nửa năm thì tiền bạc hết sạch, đám chị em đều rẻ rúng lạnh nhạt nhưng chưa thẳng thừng dứt tình. Không bao lâu mắc bệnh lở loét, máu mủ thối tha ướt cả giường chiếu, bị đuổi đi, ra chợ xin ăn, người ở chợ cứ nhìn thấy là tránh xa. Sinh sợ chết ở quê người bèn lên đường xin ăn trở về Sơn Tây, mỗi ngày đi được ba bốn mươi dặm, dần dần tới địa giới Phần Châu, nhưng lại nghĩ mình rách rưới hôi thối không mặt mũi nào về làng nên cứ quanh quẩn ở huyện bên cạnh. Trời tối, sinh tới chùa trên núi định ngủ nhờ, dọc đường gặp một cô gái dung mạo như tiên, tới gần hỏi đi đâu. Sinh kể thật chuyện mình, nàng nói:- Ta là kẻ xuất gia, nơi ở có cái hang núi, có thể cho khách nghỉ lại, không sợ gì cọp sói.Sinh mừng đi theo nàng vào tới giữa núi sâu, thấy một tòa động phủ, vào trong thì thấy trước cửa có khe nước chảy, có chiếc cầu đá bắc qua. Đi thêm vài bước tới hai gian thạch thất, ánh sáng chói lọi không cần đèn đuốc. Cô gái bảo sinh cởi bỏ quần áo ăn mày xuống khe mà tắm, nói:- Tắm ở đó sẽ khỏi bệnh!Lại kéo màn quét giường chiếu giục sinh đi ngủ, nói:- Xin cứ đi nghỉ, ta sẽ may áo quần cho.Kế lấy lá to như tàu lá chuối cắt may thành áo, sinh nằm nhìn thấy nàng may không bao lâu đã xong, xếp lại đem đặt ở đầu giường mình, nói:- Sáng ra lấy mà mặc!Rồi lên chiếc giường đối diện nằm ngủ. Sinh sau khi tắm rửa sạch sẽ thấy những chỗ lở loét không đau đớn nữa, lúc tỉnh dậy sờ tới thì đều đã lên da non. Trời sáng sắp dậy còn ngờ lá chuối không mặc được, cầm lên nhìn kỹ thì là gấm xanh bóng loáng. Lát sau dọn cơm, cô gái lấy lá trên nói là bánh, sinh ăn thấy quả là bánh. Nàng lại cắt lá thành hình gà và cá đem nấu nướng, ăn vào thấy đều như gà và cá thật. Trong góc nhà có một cái vò đựng rượu ngon, cứ đem ra uống, khi nào đã vơi thì múc nước suối đổ thêm vào. Mấy hôm sau sinh lành hẳn, qua giường cô gái xin ngủ chung, nàng nói:- Gã khinh bạc vừa được yên thân đã sinh tà niệm.Sinh đáp:- Ta muốn đền ơn thôi!Bèn cùng ngủ chung, vô cùng đằm thắm. Một hôm có thiếu phụ bước vào cười nói:- Con ranh Phiên Phiên vui sướng quá, chừng nào có bầu đấy?Cô gái bước ra đón, cười nói:- Nương tử Hoa Thành lâu quá không hạ cố tới chơi, hôm nay gió tây nam nổi mạnh mới bị thổi tới, đã được bế cậu bé chưa?Hoa Thành đáp:- Lại là một con nhãi.Cô gái cười hỏi:- Hoa cô mắn con gái thật, thế sao không đưa cháu tới chơi?Hoa Thành đáp:- Vừa khóc rồi ngủ yên đấy.Rồi đó cùng ngồi uống rượu, lại nhìn qua sinh nói:- Chàng trẻ này đốt hương thơm đấy.Sinh nhìn thấy nàng khoảng hai mươi ba hai mươi bốn tuổi, vẫn còn khá đẹp, trong lòng thích lắm. Lúc gọt trái cây lỡ làm rơi xuống dưới bàn bèn cúi xuống nhặt, lén sờ lên hài nàng, Hoa Thành nhìn qua chỗ khác cười như không hay biết. Sinh đang vui mừng ngây ngất chợt thấy người lạnh ngắt, tự nhìn lại thì quần áo đã biến thành lá cây, vô cùng hoảng sợ, ngồi yên một lúc mới biến thành vải vóc như cũ, mừng thầm là hai nàng không thấy. Lát sau trong lúc thù tạc lại gãi vào bàn tay Hoa Thành, Hoa Thành thản nhiên cười đùa như không biết gì sinh đang hồi hộp lo sợ thì quần áo đã biến thành lá cây, lát sau mới trở lại như cũ, vì thế hổ thẹn ngồi im không dám nghĩ bậy nữa. Hoa Thành cười nói:- Lang quân nhỏ nhà cô thật không đứng đắn, nếu cô không phải là nương tử mang hũ giấm thì e là y đã nhảy lên tới mây xanh rồi.Phiên Phiên cũng mỉm cười đáp:- Cứ mặc cho quân bạc bẽo chết rét.Hai người cùng vỗ tay cười lớn. Hoa Thành đứng lên nói:- Con nhãi thức dậy khát sữa e khóc tới đứt ruột mất.Phiên Phiên cũng đứng lên nói:- Ham dụ dỗ chồng người ta, không nhớ gì tới cô Thành con cả.Hoa Thành về rồi, sinh sợ Phiên Phiên trách mắng nhưng nàng vẫn đối xử như trước. Không bao lâu hết thu qua đông, sương sa lá rụng, cô gái bèn nhặt lá rơi để làm lương ăn mùa đông, thấy sinh co ro bèn đem túi ra ngoài cửa động vốc mây trắng làm bông may áo rét cho sinh mặc, thấy ấm áp mềm mại mà nhẹ nhàng như bông mới vậy. Qua năm sau nàng sinh một con trai rất xinh xắn thông minh, sinh hàng ngày trong động đùa chơi với con làm vui nhưng vẫn nhớ quê, muốn cô gái cùng về. Nàng nói:- Thiếp không theo được, thôi chàng cứ đi một mình.Nấn ná hai ba năm, đứa con lớn dần, bèn đính ước thông gia với Hoa Thành. Sinh thường lo nghĩ tới chú đã già, cô gái nói:- Chú tuy đã già nhưng may là còn mạnh khỏe, không cần lo lắng, cứ chờ con cưới vợ xong thì đi hay ở tùy chàng.Cô gái ở trong động cứ lấy lá làm giấy viết chữ dạy con học, đứa nhỏ học qua là thuộc lòng, nàng nói:- Thằng nhỏ này có phúc tướng, thả vào cỏi trần thì chẳng lo gì không làm nên quan lớn.Không bao lâu con sinh được mười bốn tuối, Hoa Thành tự đưa con gái tới gả. Cô gái ăn mặc đẹp đẽ, dung nhan lộng lẫy, vợ chồng sinh cả mừng, cả nhà yến tiệc linh đình. Phiên Phiên gõ trâm hát rằng: Ta có con hiền
Không cần quan sang
Ta có dâu thảo
Không cần bạc vàng
Đêm nay tụ họp
Cả nhà hân hoan
Mời chàng một chén
Chúc chàng an khang.Kế Hoa Thành ra về, hai người cùng vợ chồng con trai ở đối diện nhau trong động phủ. Con dâu hiếu thảo, quấn quýt cạnh mẹ chồng, nàng thương yêu như con ruột. Sinh lại bàn chuyện về quê, nàng nói:- Chàng có cốt tục, rốt lại không thành tiên được, con ta cũng là người trong mạch phú quý, chàng nên đưa về để khỏi làm lỡ cuộc đời của nó.Con dâu đang nghĩ việc từ giã mẹ thì Hoa Thành đã tới, hai con lưu luyến, nước mắt lưng tròng, hai bà mẹ an ủi, nói:- Các con hãy tạm ra đi, sẽ có dịp trở lại mà.Phiên Phiên cắt lá thành hình lừa, bảo ba người cưỡi về. Đại Nghiệp lúc ấy đã già yếu về hưu, cho rằng cháu đã chết, chợt thấy sinh dắt con trai con dâu về, mừng rỡ như bắt được của báu. Vào tới trong nhà, ba cha con nhìn lại áo quần của mình thấy đều biến thành lá chuối, xé ra thì bông lót bên trong nghi ngút bay lên không, bèn thay quần áo khác. Sau sinh nhớ Phiên Phiên, dắt con vào núi thăm thì lá vàng lấp ngõ, cửa động mây phong, đành sa lệ quay về. ___________________________________CHƯƠNG 117: XÚC CHỨCCHỌI DẾSa Kê Viễn Cống Cửu Trùng Thiên
Trách Hữu Thường Cung Lệ Bất Quyên
Hà Vật Si Nhi Thiên Trí Phú
Sinh Sinh Tử Tử Diệt Kham LiênDịch:.Tiễn Cống Sa Kê Tới Cửu Trùng
Hằng Nam Định Lệ Trách Thường Cung
Vì Con Khờ Dại Nên Giàu Có
Tử Tử Sinh Sinh Cũng Não Lòng•Niên hiệu Tuyên Đức thời Minh (1426-1435) trong cung rất chuộng trò chọi dế, hàng năm bắt dân gian dâng nộp. Vật này không phải sản ở Thiểm Tây nhưng Tri huyện Hoa Âm (tỉnh Thiểm Tây) muốn lấy lòng quan trên đem hiến một con, quan tỉnh cho chọi thử thấy hay bèn đòi đâng nộp thường xuyên. Tri huyện lại đòi lý trưởng phải cung ứng, bọn du thủ du thực ở chợ tìm bắt được con nào hay là nhốt vào lồng nuôi, coi như món hàng quý. Còn bọn lý dịch giảo hoạt lấy lệ dâng nộp dế để sách nhiễu dân chúng, mỗi con nộp lên đủ làm mấy nhà khuynh gia bại sản. Trong huyện có Thành Danh đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lý dịch gian giảo ép làm chức Lý chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt. Gặp kỳ nộp dế, Thành không dám sách nhiễu dân nhưng không có gì để bù, lo buồn chỉ muốn chết. Vợ nói:- Chết thì có ích gì, chẳng bằng cứ tự tìm bắt, biết đâu cũng được một con.Thành cho là phải. Bèn sáng đi tối về, cầm ống trúc lồng tơ bới đất lật đá khắp bãi hoang tường đổ, làm đủ cách mà không được, có bắt được hai ba con thì nhỏ yếu không đủ quy cách. Quan trên theo hạn trách phạt, qua hơn mười ngày Thành đã bị đánh trăm trượng, hai mông máu me bê bết, ngay cả sâu con cũng không sao đi mà bắt nữa, trăn trở trên giường chỉ nghĩ tới việc tự tử. Lúc ấy trong thôn có bà đồng gù lưng tới, bói toán như thần. Vợ Thành đem tiền lễ tới, thấy gái non bà già đứng chật cổng ngõ. Vào trong nhà thì có phòng kín buông rèm, ngoài rèm bày hương án, người tới bói thắp hương trong đỉnh rồi vái lạy, bà đồng đứng bên hướng lên không khấn khứa, môi mấp máy không biết là nói gì, ai cũng kính cẩn đứng chờ. Lát sau trong rèm ném ra tờ giấy ghi rõ về việc người ấy muốn hỏi, không sai chút nào. Vợ Thành đặt tiền lễ lên án rồi thắp hương vái lạy như những người trước, khoảng ăn xong bữa cơm thì tấm rèm lay động, mảnh giấy ném ra. Giở ra xem không phải là chữ mà là bức vẽ, trong vẽ điện gác là chùa chiền, phía sau có hòn núi nhỏ đầy những tảng đá hình thù kỳ quái, gai góc tua tủa, có con dế nằm dưới, bên cạnh có con ếch như sắp nhảy lên, mở xem không hiểu nhưng thấy có con dế ám hợp với việc mình cầu khẩn nên cất vào người đem về đưa Thành xem. Thành giở đi giở lại, nghĩ:- Hay là bức vẽ này chỉ ta chỗ bắt dế chăng?Nhìn kỹ quang cảnh trong đó thấy rất giống Đại Phật Các ở phía đông thôn, bèn gượng dậy chống gậy cầm bức vẽ tới sau chùa. Ở đó có ngôi mộ cổ, lần quanh thấy đá nằm ngổn ngang đúng như trong bức vẽ bèn dò dẫm trong đám cây cỏ lắng nghe như tìm mũi kim hạt cải, bao nhiêu tâm trí sức mắt sức tai đều dốc ra hết nhưng không thấy gì cả. Đang còn tìm kiếm thì chợt có một con ếch nhảy ra, Thành càng ngạc nhiên vội đuổi theo. Con ếch nhảy vào đám cỏ, Thành theo vết vạch cỏ tìm thì thấy một con dế núp dưới gốc cây gai, vội chụp lấy thì nó chui vào kẽ đá, lấy cọng cỏ chọc vào nó vẫn nằm lỳ, đem ống đổ nước vào mới chịu chui ra, dáng vẻ rất khỏe mạnh, Thành đuổi theo vồ được. Nhìn kỹ thấy nó mình to đuôi đài, cổ xanh cánh vàng, mừng quá nhốt vào lồng mang về. Cả nhà vui mừng, dù là được ngọc báu liên thành cũng không bằng. Rồi thả nó vào chậu nuôi, cho ăn chu đáo, gìn giữ nâng niu chờ tới kỳ hạn nộp quan.Thành có đứa con trai chín tuổi rình lúc cha không có nhà lén mở chậu ra xem. Con dế thừa cơ nhảy ra, nó đuổi theo mãi không được, đến khi chụp được vào tay thì dế đã gãy cẳng vỡ bụng, lát sau thì chết. Đứa nhỏ sợ quá khóc lóc tới kể với mẹ, mẹ nó nghe thế mặt tái mét, hoảng sợ nói:- Đồ oan nghiệt hết sống rồi, cha ngươi về sẽ nói chuyện với ngươi.Đứa nhỏ khóc lóc bỏ đi. Lát sau Thành về, nghe vợ kể lại như bị dội băng tuyết lên người, nổi giận đi tìm con nhưng không thấy đâu, kế tìm thấy xác con dưới giếng, đổi giận thành thương gào khóc muốn tắt hơi. Vợ chồng quay mặt vào vách, nhà tranh không khói lửa nấu cơm, im lặng nhìn nhau không còn hy vọng gì nữa. Trời gần tối liệm xác con, tới bế lên thì thấy còn thoi thóp thở, cả mừng bế đặt lên giường, nửa đêm thì đứa nhỏ sống lại. Hai vợ chồng hơi nhẹ lòng, nhưng đứa nhỏ thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt. Thành nhìn tới lồng dế rỗng không thì đứt hơi nghẹn cổ, cũng không nghĩ gì tới con nữa, từ đêm đến sáng không sao chợp mắt, trời đã sáng rõ vẫn nằm đờ buồn bã. Bỗng nghe tiếng dế gáy ngoài cửa, Thành giật mình vùng dậy nhìn thì dế vẫn còn sờ sờ, mừng rỡ chụp lấy. Con dế kêu to một tiếng nhảy đi, Thành đuổi mau theo lấy bàn tay chụp lên thì thấy trống không như không có gì, giở tay lên thì nó lại nhảy vọt lên. Thành đuổi mau theo tới góc tường thì không thấy đâu, ngơ ngẩn nhìn quanh thấy nó đậu trên vách, nhìn lại thấy vừa nhỏ vừa ngắn mà màu tía, không phải là con trước, cho là loại dở nhưng vẫn quanh quẩn nhìn ngó. Chợt con dế từ vách nhảy xuống tay áo, Thành ngắm kỹ thấy hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài, có vẻ như dế hay, bèn mừng giữ lại. Định đem lên nộp quan nhưng thấp thỏm lo quan không vừa ý quan, bèn nghĩ cho chọi thử xem sao. Trong thôn có gã thiếu niên hiếu sự nuôi một con dế, nói là loại "Giải xác thanh" (Xanh vỏ cua), hàng ngày đem chọi với dế của bạn bè đều thắng, muốn giữ để kiếm lợi ai trả giá cao cũng không chịu bán. Nhân qua thăm Thành thấy con dế Thành nuôi, y bịt miệng ôm bụng cười, đưa dế của mình ra, bỏ vào lồng chọi. Thành nhìn thấy nó to lớn khỏe mạnh càng thêm xấu hổ, không dám cho chọi thử. Thiếu niên cố ép, Thành nghĩ nuôi dế dở rốt lại cũng vô dụng, chi bằng cứ cho chọi thử mua vui, bèn cho dế vào lồng chọi. Con dế nhỏ nằm mọp xuống không động đậy, ngơ ngơ như gà gỗ. Thiếu niên lại cười rộ, lấy lông lọn chọc vào râu, nó vẫn nằm im, thiếu niên lại cười, lại chọc. Con dế nổi giận xông thẳng ra, lúc sắp đánh thì phùng cánh gáy lớn, rồi vềnh râu cong đuôi nhảy xổ tới cắn cổ địch thủ. Thiếu niên cả sợ vội gạt hai con dế ra không cho chọi nữa, con dế hiên ngang gáy vang như báo cho chủ biết nó đã thắng trận. Thành mừng quá, đang cùng nhau ngắm nghía chợt có con gà sấn sổ xông tới mổ luôn một nhát vào dế. Thành kinh hãi bật dậy la hoảng, may là gà mổ không trúng, con dế nhảy ra hơn một thước. Gà sấn theo mổ lia lịa, con dế đã nằm dưới móng gà, Thành thảng thốt không biết làm sao cứu, giẫm chân tái mặt. Nhưng gà lại rướn cổ lăn ra, tới gần nhìn thì thấy dế đã trên mào gà, cắn chặt không buông. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. Hôm sau đem dâng Tri huyện, quan thấy dế nhỏ quát Thành, Thành kể lại chuyện lạ, quan không tin, cho chọi thử với dế của người khác đều thắng, lại đem gà ra thử thì quả như lời Thành nói. Tri huyện bèn thưởng cho Thành, hiến dế cho Tuần phủ. Tuần phủ cả mừng liền cho dế vào lồng vàng hiến vua, dâng sớ tâu rõ cái hay của nó. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kỳ lạ của các nơi dâng lên như dế bướm, dế bọ ngựa, dế đánh dầu, dế trán tơ xanh thì con nào cũng thua. Mỗi khi nghe tiếng đàn sáo thì nó lại nhảy nhót theo điệu nhạc, mọi người càng lấy làm lạ. Vua rất vừa lòng, ban chiếu thưởng cho Tuần phủ ngựa hay vải quý. Tuần phủ không quên kẻ hiến dế, không bao lâu tâu xin thưởng cho Tri huyện một cấp trác dị. Tri huyện mừng, cho Thành được miễn sai dịch, dặn học quan lấy Thành đỗ Tú tài. Hơn năm sau con Thành bình phục, kể rằng mình hóa thành dế, khoẻ mạnh chọi giỏi nay mới sống lại. Quan tỉnh lại trọng thưởng, không quá vài năm nhà Thành ruộng vườn trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê cả ngàn con, ra khỏi nhà thì mặc áo cừu cưỡi ngựa tốt, giàu sang hơn cả các nhà thế gia. _________________________________CHƯƠNG 118: HƯỚNG CẢOBố Bào Trước Thể Biến Ô Đồ (Con Hổ)
Lợi Thốc Kinh Hồn Phản Cố Ngô
Nam Điện Tể Quan Xuy Đản Vọng
Khả Tằng Tri Hữu Sứ Quân VôDịch:Mặc Áo Bào Xong Biến Hồ Luôn
Trúng Tên Mất Vía Bỗng Hoàn Hồn
Thăng Đường Quan Tể Cho Là Đản
Uẩn Khúc Hay Đâu Trong Đó Còn•Hướng Cảo tự Sơ Đán người Thái Nguyên (tỉnh thành Sơn Tây), cùng anh là Thạnh rất thương yêu nhau. Thạnh dan díu với một kỹ nữ tên Ba Tư, từng cắt máu ăn thề nhưng bà chủ đòi tiền chuộc quá nặng nên ước nguyện không thành. Gặp lúc bà ta định hoàn lương, muốn bán Ba Tư trước. Có công tử họ Trang vốn thích Ba Tư, xin mua làm thiếp. Ba Tư nói với bà chủ:- Đã mong cùng nhau rời nơi nước lửa là muốn ra khỏi địa ngục lên cõi thiên đường, nếu lại làm tỳ thiếp thì có khác nhau bao nhiêu đâu. Nếu mẹ theo ý con thì Hướng lang cũng được mà.Bà ta bằng lòng, bắn tin cho Thạnh. Lúc ấy Thạnh góa vợ chưa tục huyền, được tin mừng lắm, dốc hết của cải cưới Ba Tư về. Trang nghe tin, giận Thạnh cướp người mình yêu, ngẫu nhiên gặp Thạnh trên đường lớn tiếng chửi mắng. Thạnh cãi lại, Trang quát sai tùy tùng vác gậy đánh chết rồi bỏ đi. Cảo nghe tin chạy tới xem thì anh đã chết, vô cùng đau xót căm phẫn liền kiện lên quận. Trang hối lộ khắp nơi, quan xử Trang chôn cất Thạnh rồi tha. Cảo ôm nỗi phẫn uất không sao phát tiết, nghĩ chỉ còn cách đón đường giết Trang, hàng ngày cứ mang đao sác rình ở bụi rậm trên đường núi. Lâu ngày việc tiết lộ, Trang biết mưu ấy nên ra khỏi nhà là phòng bị nghiêm ngặt, nghe ở Phần Châu (tỉnh Sơn Tây) có Tiêu Đồng dũng mãnh thiện xạ liền đem nhiều vàng tới đón về làm vệ sĩ. Cảo không sao thi hành được kế nhưng hàng ngày vẫn đón rình. Một hôm Cảo đang nằm rình bỗng mưa rào đổ xuống, cả người ướt đẫm lạnh run cầm cập, kế gió mạnh nổi khắp bốn phía, tiếp theo là mưa đá, toàn thân đau đớn tê dại. Trên núi vốn có miếu thờ Sơn thần, Cảo gượng lần lên, tới nơi thấy vị đạo sĩ quen đang ở đó. Trước đạo sĩ thường vào thôn khuyến hóa, Cảo thường cúng dường nên có biết Cảo. Thấy quần áo Cảo ướt sũng, đạo sĩ đưa cho chiếc áo vải, nói:- Cứ tạm thay đi! Cảo thay xong bỗng thấy người cứng đờ phải ngồi chồm hổm, nhìn lại mình thấy mọc đầy lông lá, đã hóa thành cọp mà đạo sĩ thì không còn ở đó nữa. Cảo vừa sợ vừa giận nhưng lại nghĩ nếu vồ được kẻ thù ăn thịt thì cũng hay. Xuống tới chỗ rình lúc nãy thì thấy xác mình nằm trong bụi rậm, mới sực hiểu ra rằng mình đã chết, nhưng vẫn sợ diều quạ rỉa xác nên cứ quanh quẩn cạnh đó canh giữ. Hôm sau thì gặp Trang đi ngang, cọp vọt ra tát y ngã ngựa, ngoạm đầu nhai nát. Tiêu Đồng quay lại bắn trúng bụng cọp rồi khuỵu chân cũng bị vồ chết. Cảo trong bụi rậm tan hoang chợt như tỉnh mộng, qua một đêm mới đi đứng được, lê bước về nhà. Người nhà thấy Cảo mấy đêm liền không về đang ngờ sợ, thấy Cảo mừng rỡ xúm lại hỏi han, nhưng Cảo chỉ nằm rũ rượi không nói được. Giây lát có tin Trang bị cọp vồ, mọi người tranh nhau tới trước giường báo tin mừng. Cảo bèn nói:- Con cọp ấy là ta đấy!Rồi kể lại chuyện lạ lùng đã qua, từ đó tin đồn rộng ra. Con Trang đau xót về cái chết của cha, nghe chuyện căm tức đầu đơn kiện Cảo, quan thấy chuyện quái đản lại không có bằng cứ nên không xét tới.
Nhã Hước Thành Liên Cú Tuyệt Công
Chúc Đối Vị Năng Khanh Mạc Tiếu
Nhi Kim Danh Sĩ Lậu Điêu TrùngDịch:Tới Lui Phảng Phất Tựa Chim Bay
Đùa Nhã Thành Tiên Tuyệt Cú Thay
Khanh Chớ Cười Ta Không Đối Được
Điêu Trùng Danh Sĩ Mấy Ai Hay•Tiêu sinh là em con chú của Tiên sinh Thạch Hồng ở huyện Chương Khâu (tỉnh Sơn Đông) đọc sách trong vườn, nửa đêm thấy có hai mỹ nhân tới, đều rất xinh đẹp, một nàng khoảng mười bảy mười tám, một nàng khoảng mười bốn mười lăm tuổi, vỗ vào bàn nhoẻn miệng cười. Tiêu biết là hồ, nghiêm sắc mặt cự tuyệt. Nàng lớn nói:- Chàng râu cứng như sắt, sao không có khí sắc đàn ông thế?Tiêu đáp:- Ta bình sinh không dám biết tới người đàn bà thứ hai.Cô gái cười nói:- Thật là cổ hủ quá, chàng còn câu nệ chuyện ấy sao! Quỷ thần thời hạ nguyên cũng đều lấy đen làm trắng, huống chi chuyện nhỏ nhặt trên giường.*[Hạ nguyên: đây chỉ thời loạn lạc, phong tục suy đồi].Tiêu lại xì khinh bỉ. Cô gái biết là không lay chuyển được, bèn nói:- Chàng là bậc danh sĩ, thiếp có một vế đối xin chàng đối giúp, nếu đối được thì bọn ta tự đi: "Mậu tuất đồng thể, phúc trung chỉ khiếm nhất điểm" (Mậu tuất cùng thể, trong bụng chỉ thiếu một điểm).Tiêu ngẫm nghĩ hồi lâu không đối được, cô gái cười nói:- Danh sĩ mà như thế à? Ta đối thay cho cũng được: "Kỷ tỵ liên tung, túc hạ hà bất song khiêu" (Kỷ tỵ liền vết, dưới chân sao chẳng hai khều?).Kế cười rộ bỏ đi. Chuyện này là Tư khấu họ Lý ở huyện Trường Sơn (tỉnh Sơn Đông) kể lại. *[Mậu tuất... hai khều: đôi câu đối này có chỗ chơi chữ: trong Hán tự, chữ mậu và chữ tuất, chữ kỵ và chữ tỵ có tự hình gần như nhau, ngoài ra hai chữ "túc hạ" còn là một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với ý nghĩa trang trọng. Hai cô gái hồ có ý chế nhạo nhân vật Tiêu sinh không có "phong thái đàn ông” vì không chịu thân mật với họ].*[Tư khấu họ Lý: bản Hương Cảng chú nhân vật này tên Hoa Hy, tự Ngũ Huyền, thi đỗ Tiến sĩ năm Giáp tuất niên hiệu Sùng Trinh thời Minh (1628 -1643), làm quan tới chức Thượng thư bộ Hình, theo đó thì hai chữ "Mậu tuất" và “Kỷ tỵ" của hai cô gái hồ trong truyện này có lẽ không chỉ đơn giản là chơi chữ mà có thể còn dính dáng hay ám chỉ hai sự kiện chính trị nào đó khoảng cuối Minh đầu Thanh].____________________________________CHƯƠNG 116: PHIÊN PHIÊNSang Vỉ Du Sinh Cánh Ngộ Tiên
Tiên Nhân Phong Độ Tính Phiêu Nhiên
Tha Nhiên Cổ Trạo Trùng Tương Phường
Động Tại Bạch Vân Hà Xứ BiênDịch:Lở Loét Thân Tàn Lại Gặp Tiên
Người Tiên Phong Độ Thực Phiêu Nhiên
Ngày Nao Thuyền Ngược Tìm Thăm Lại
Cửa Động Mây Mù Bịt Lối Lên•La Tử Phù người huyện Phần Châu (tỉnh Sơn Tây), cha mẹ đều mất sớm lúc tám chín tuổi, được chú là Đại Nghiệp nuôi. Nghiệp làm Tả sương Quốc tử giám, giàu mà không có con nên yêu thương La như con ruột. Năm La mười bốn tuổi bị kẻ xấu dụ dỗ đi uống rượu chơi gái, gặp lúc có một kỹ nữ ở Kim Lăng (tỉnh thành Giang Tô) tới ngụ ở quận, sinh gặp gỡ rất thích, đâm ra say mê. Khi nàng ta trở về Kim Lăng, sinh bỏ nhà trốn theo, ở kỹ viện nửa năm thì tiền bạc hết sạch, đám chị em đều rẻ rúng lạnh nhạt nhưng chưa thẳng thừng dứt tình. Không bao lâu mắc bệnh lở loét, máu mủ thối tha ướt cả giường chiếu, bị đuổi đi, ra chợ xin ăn, người ở chợ cứ nhìn thấy là tránh xa. Sinh sợ chết ở quê người bèn lên đường xin ăn trở về Sơn Tây, mỗi ngày đi được ba bốn mươi dặm, dần dần tới địa giới Phần Châu, nhưng lại nghĩ mình rách rưới hôi thối không mặt mũi nào về làng nên cứ quanh quẩn ở huyện bên cạnh. Trời tối, sinh tới chùa trên núi định ngủ nhờ, dọc đường gặp một cô gái dung mạo như tiên, tới gần hỏi đi đâu. Sinh kể thật chuyện mình, nàng nói:- Ta là kẻ xuất gia, nơi ở có cái hang núi, có thể cho khách nghỉ lại, không sợ gì cọp sói.Sinh mừng đi theo nàng vào tới giữa núi sâu, thấy một tòa động phủ, vào trong thì thấy trước cửa có khe nước chảy, có chiếc cầu đá bắc qua. Đi thêm vài bước tới hai gian thạch thất, ánh sáng chói lọi không cần đèn đuốc. Cô gái bảo sinh cởi bỏ quần áo ăn mày xuống khe mà tắm, nói:- Tắm ở đó sẽ khỏi bệnh!Lại kéo màn quét giường chiếu giục sinh đi ngủ, nói:- Xin cứ đi nghỉ, ta sẽ may áo quần cho.Kế lấy lá to như tàu lá chuối cắt may thành áo, sinh nằm nhìn thấy nàng may không bao lâu đã xong, xếp lại đem đặt ở đầu giường mình, nói:- Sáng ra lấy mà mặc!Rồi lên chiếc giường đối diện nằm ngủ. Sinh sau khi tắm rửa sạch sẽ thấy những chỗ lở loét không đau đớn nữa, lúc tỉnh dậy sờ tới thì đều đã lên da non. Trời sáng sắp dậy còn ngờ lá chuối không mặc được, cầm lên nhìn kỹ thì là gấm xanh bóng loáng. Lát sau dọn cơm, cô gái lấy lá trên nói là bánh, sinh ăn thấy quả là bánh. Nàng lại cắt lá thành hình gà và cá đem nấu nướng, ăn vào thấy đều như gà và cá thật. Trong góc nhà có một cái vò đựng rượu ngon, cứ đem ra uống, khi nào đã vơi thì múc nước suối đổ thêm vào. Mấy hôm sau sinh lành hẳn, qua giường cô gái xin ngủ chung, nàng nói:- Gã khinh bạc vừa được yên thân đã sinh tà niệm.Sinh đáp:- Ta muốn đền ơn thôi!Bèn cùng ngủ chung, vô cùng đằm thắm. Một hôm có thiếu phụ bước vào cười nói:- Con ranh Phiên Phiên vui sướng quá, chừng nào có bầu đấy?Cô gái bước ra đón, cười nói:- Nương tử Hoa Thành lâu quá không hạ cố tới chơi, hôm nay gió tây nam nổi mạnh mới bị thổi tới, đã được bế cậu bé chưa?Hoa Thành đáp:- Lại là một con nhãi.Cô gái cười hỏi:- Hoa cô mắn con gái thật, thế sao không đưa cháu tới chơi?Hoa Thành đáp:- Vừa khóc rồi ngủ yên đấy.Rồi đó cùng ngồi uống rượu, lại nhìn qua sinh nói:- Chàng trẻ này đốt hương thơm đấy.Sinh nhìn thấy nàng khoảng hai mươi ba hai mươi bốn tuổi, vẫn còn khá đẹp, trong lòng thích lắm. Lúc gọt trái cây lỡ làm rơi xuống dưới bàn bèn cúi xuống nhặt, lén sờ lên hài nàng, Hoa Thành nhìn qua chỗ khác cười như không hay biết. Sinh đang vui mừng ngây ngất chợt thấy người lạnh ngắt, tự nhìn lại thì quần áo đã biến thành lá cây, vô cùng hoảng sợ, ngồi yên một lúc mới biến thành vải vóc như cũ, mừng thầm là hai nàng không thấy. Lát sau trong lúc thù tạc lại gãi vào bàn tay Hoa Thành, Hoa Thành thản nhiên cười đùa như không biết gì sinh đang hồi hộp lo sợ thì quần áo đã biến thành lá cây, lát sau mới trở lại như cũ, vì thế hổ thẹn ngồi im không dám nghĩ bậy nữa. Hoa Thành cười nói:- Lang quân nhỏ nhà cô thật không đứng đắn, nếu cô không phải là nương tử mang hũ giấm thì e là y đã nhảy lên tới mây xanh rồi.Phiên Phiên cũng mỉm cười đáp:- Cứ mặc cho quân bạc bẽo chết rét.Hai người cùng vỗ tay cười lớn. Hoa Thành đứng lên nói:- Con nhãi thức dậy khát sữa e khóc tới đứt ruột mất.Phiên Phiên cũng đứng lên nói:- Ham dụ dỗ chồng người ta, không nhớ gì tới cô Thành con cả.Hoa Thành về rồi, sinh sợ Phiên Phiên trách mắng nhưng nàng vẫn đối xử như trước. Không bao lâu hết thu qua đông, sương sa lá rụng, cô gái bèn nhặt lá rơi để làm lương ăn mùa đông, thấy sinh co ro bèn đem túi ra ngoài cửa động vốc mây trắng làm bông may áo rét cho sinh mặc, thấy ấm áp mềm mại mà nhẹ nhàng như bông mới vậy. Qua năm sau nàng sinh một con trai rất xinh xắn thông minh, sinh hàng ngày trong động đùa chơi với con làm vui nhưng vẫn nhớ quê, muốn cô gái cùng về. Nàng nói:- Thiếp không theo được, thôi chàng cứ đi một mình.Nấn ná hai ba năm, đứa con lớn dần, bèn đính ước thông gia với Hoa Thành. Sinh thường lo nghĩ tới chú đã già, cô gái nói:- Chú tuy đã già nhưng may là còn mạnh khỏe, không cần lo lắng, cứ chờ con cưới vợ xong thì đi hay ở tùy chàng.Cô gái ở trong động cứ lấy lá làm giấy viết chữ dạy con học, đứa nhỏ học qua là thuộc lòng, nàng nói:- Thằng nhỏ này có phúc tướng, thả vào cỏi trần thì chẳng lo gì không làm nên quan lớn.Không bao lâu con sinh được mười bốn tuối, Hoa Thành tự đưa con gái tới gả. Cô gái ăn mặc đẹp đẽ, dung nhan lộng lẫy, vợ chồng sinh cả mừng, cả nhà yến tiệc linh đình. Phiên Phiên gõ trâm hát rằng: Ta có con hiền
Không cần quan sang
Ta có dâu thảo
Không cần bạc vàng
Đêm nay tụ họp
Cả nhà hân hoan
Mời chàng một chén
Chúc chàng an khang.Kế Hoa Thành ra về, hai người cùng vợ chồng con trai ở đối diện nhau trong động phủ. Con dâu hiếu thảo, quấn quýt cạnh mẹ chồng, nàng thương yêu như con ruột. Sinh lại bàn chuyện về quê, nàng nói:- Chàng có cốt tục, rốt lại không thành tiên được, con ta cũng là người trong mạch phú quý, chàng nên đưa về để khỏi làm lỡ cuộc đời của nó.Con dâu đang nghĩ việc từ giã mẹ thì Hoa Thành đã tới, hai con lưu luyến, nước mắt lưng tròng, hai bà mẹ an ủi, nói:- Các con hãy tạm ra đi, sẽ có dịp trở lại mà.Phiên Phiên cắt lá thành hình lừa, bảo ba người cưỡi về. Đại Nghiệp lúc ấy đã già yếu về hưu, cho rằng cháu đã chết, chợt thấy sinh dắt con trai con dâu về, mừng rỡ như bắt được của báu. Vào tới trong nhà, ba cha con nhìn lại áo quần của mình thấy đều biến thành lá chuối, xé ra thì bông lót bên trong nghi ngút bay lên không, bèn thay quần áo khác. Sau sinh nhớ Phiên Phiên, dắt con vào núi thăm thì lá vàng lấp ngõ, cửa động mây phong, đành sa lệ quay về. ___________________________________CHƯƠNG 117: XÚC CHỨCCHỌI DẾSa Kê Viễn Cống Cửu Trùng Thiên
Trách Hữu Thường Cung Lệ Bất Quyên
Hà Vật Si Nhi Thiên Trí Phú
Sinh Sinh Tử Tử Diệt Kham LiênDịch:.Tiễn Cống Sa Kê Tới Cửu Trùng
Hằng Nam Định Lệ Trách Thường Cung
Vì Con Khờ Dại Nên Giàu Có
Tử Tử Sinh Sinh Cũng Não Lòng•Niên hiệu Tuyên Đức thời Minh (1426-1435) trong cung rất chuộng trò chọi dế, hàng năm bắt dân gian dâng nộp. Vật này không phải sản ở Thiểm Tây nhưng Tri huyện Hoa Âm (tỉnh Thiểm Tây) muốn lấy lòng quan trên đem hiến một con, quan tỉnh cho chọi thử thấy hay bèn đòi đâng nộp thường xuyên. Tri huyện lại đòi lý trưởng phải cung ứng, bọn du thủ du thực ở chợ tìm bắt được con nào hay là nhốt vào lồng nuôi, coi như món hàng quý. Còn bọn lý dịch giảo hoạt lấy lệ dâng nộp dế để sách nhiễu dân chúng, mỗi con nộp lên đủ làm mấy nhà khuynh gia bại sản. Trong huyện có Thành Danh đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lý dịch gian giảo ép làm chức Lý chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt. Gặp kỳ nộp dế, Thành không dám sách nhiễu dân nhưng không có gì để bù, lo buồn chỉ muốn chết. Vợ nói:- Chết thì có ích gì, chẳng bằng cứ tự tìm bắt, biết đâu cũng được một con.Thành cho là phải. Bèn sáng đi tối về, cầm ống trúc lồng tơ bới đất lật đá khắp bãi hoang tường đổ, làm đủ cách mà không được, có bắt được hai ba con thì nhỏ yếu không đủ quy cách. Quan trên theo hạn trách phạt, qua hơn mười ngày Thành đã bị đánh trăm trượng, hai mông máu me bê bết, ngay cả sâu con cũng không sao đi mà bắt nữa, trăn trở trên giường chỉ nghĩ tới việc tự tử. Lúc ấy trong thôn có bà đồng gù lưng tới, bói toán như thần. Vợ Thành đem tiền lễ tới, thấy gái non bà già đứng chật cổng ngõ. Vào trong nhà thì có phòng kín buông rèm, ngoài rèm bày hương án, người tới bói thắp hương trong đỉnh rồi vái lạy, bà đồng đứng bên hướng lên không khấn khứa, môi mấp máy không biết là nói gì, ai cũng kính cẩn đứng chờ. Lát sau trong rèm ném ra tờ giấy ghi rõ về việc người ấy muốn hỏi, không sai chút nào. Vợ Thành đặt tiền lễ lên án rồi thắp hương vái lạy như những người trước, khoảng ăn xong bữa cơm thì tấm rèm lay động, mảnh giấy ném ra. Giở ra xem không phải là chữ mà là bức vẽ, trong vẽ điện gác là chùa chiền, phía sau có hòn núi nhỏ đầy những tảng đá hình thù kỳ quái, gai góc tua tủa, có con dế nằm dưới, bên cạnh có con ếch như sắp nhảy lên, mở xem không hiểu nhưng thấy có con dế ám hợp với việc mình cầu khẩn nên cất vào người đem về đưa Thành xem. Thành giở đi giở lại, nghĩ:- Hay là bức vẽ này chỉ ta chỗ bắt dế chăng?Nhìn kỹ quang cảnh trong đó thấy rất giống Đại Phật Các ở phía đông thôn, bèn gượng dậy chống gậy cầm bức vẽ tới sau chùa. Ở đó có ngôi mộ cổ, lần quanh thấy đá nằm ngổn ngang đúng như trong bức vẽ bèn dò dẫm trong đám cây cỏ lắng nghe như tìm mũi kim hạt cải, bao nhiêu tâm trí sức mắt sức tai đều dốc ra hết nhưng không thấy gì cả. Đang còn tìm kiếm thì chợt có một con ếch nhảy ra, Thành càng ngạc nhiên vội đuổi theo. Con ếch nhảy vào đám cỏ, Thành theo vết vạch cỏ tìm thì thấy một con dế núp dưới gốc cây gai, vội chụp lấy thì nó chui vào kẽ đá, lấy cọng cỏ chọc vào nó vẫn nằm lỳ, đem ống đổ nước vào mới chịu chui ra, dáng vẻ rất khỏe mạnh, Thành đuổi theo vồ được. Nhìn kỹ thấy nó mình to đuôi đài, cổ xanh cánh vàng, mừng quá nhốt vào lồng mang về. Cả nhà vui mừng, dù là được ngọc báu liên thành cũng không bằng. Rồi thả nó vào chậu nuôi, cho ăn chu đáo, gìn giữ nâng niu chờ tới kỳ hạn nộp quan.Thành có đứa con trai chín tuổi rình lúc cha không có nhà lén mở chậu ra xem. Con dế thừa cơ nhảy ra, nó đuổi theo mãi không được, đến khi chụp được vào tay thì dế đã gãy cẳng vỡ bụng, lát sau thì chết. Đứa nhỏ sợ quá khóc lóc tới kể với mẹ, mẹ nó nghe thế mặt tái mét, hoảng sợ nói:- Đồ oan nghiệt hết sống rồi, cha ngươi về sẽ nói chuyện với ngươi.Đứa nhỏ khóc lóc bỏ đi. Lát sau Thành về, nghe vợ kể lại như bị dội băng tuyết lên người, nổi giận đi tìm con nhưng không thấy đâu, kế tìm thấy xác con dưới giếng, đổi giận thành thương gào khóc muốn tắt hơi. Vợ chồng quay mặt vào vách, nhà tranh không khói lửa nấu cơm, im lặng nhìn nhau không còn hy vọng gì nữa. Trời gần tối liệm xác con, tới bế lên thì thấy còn thoi thóp thở, cả mừng bế đặt lên giường, nửa đêm thì đứa nhỏ sống lại. Hai vợ chồng hơi nhẹ lòng, nhưng đứa nhỏ thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt. Thành nhìn tới lồng dế rỗng không thì đứt hơi nghẹn cổ, cũng không nghĩ gì tới con nữa, từ đêm đến sáng không sao chợp mắt, trời đã sáng rõ vẫn nằm đờ buồn bã. Bỗng nghe tiếng dế gáy ngoài cửa, Thành giật mình vùng dậy nhìn thì dế vẫn còn sờ sờ, mừng rỡ chụp lấy. Con dế kêu to một tiếng nhảy đi, Thành đuổi mau theo lấy bàn tay chụp lên thì thấy trống không như không có gì, giở tay lên thì nó lại nhảy vọt lên. Thành đuổi mau theo tới góc tường thì không thấy đâu, ngơ ngẩn nhìn quanh thấy nó đậu trên vách, nhìn lại thấy vừa nhỏ vừa ngắn mà màu tía, không phải là con trước, cho là loại dở nhưng vẫn quanh quẩn nhìn ngó. Chợt con dế từ vách nhảy xuống tay áo, Thành ngắm kỹ thấy hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài, có vẻ như dế hay, bèn mừng giữ lại. Định đem lên nộp quan nhưng thấp thỏm lo quan không vừa ý quan, bèn nghĩ cho chọi thử xem sao. Trong thôn có gã thiếu niên hiếu sự nuôi một con dế, nói là loại "Giải xác thanh" (Xanh vỏ cua), hàng ngày đem chọi với dế của bạn bè đều thắng, muốn giữ để kiếm lợi ai trả giá cao cũng không chịu bán. Nhân qua thăm Thành thấy con dế Thành nuôi, y bịt miệng ôm bụng cười, đưa dế của mình ra, bỏ vào lồng chọi. Thành nhìn thấy nó to lớn khỏe mạnh càng thêm xấu hổ, không dám cho chọi thử. Thiếu niên cố ép, Thành nghĩ nuôi dế dở rốt lại cũng vô dụng, chi bằng cứ cho chọi thử mua vui, bèn cho dế vào lồng chọi. Con dế nhỏ nằm mọp xuống không động đậy, ngơ ngơ như gà gỗ. Thiếu niên lại cười rộ, lấy lông lọn chọc vào râu, nó vẫn nằm im, thiếu niên lại cười, lại chọc. Con dế nổi giận xông thẳng ra, lúc sắp đánh thì phùng cánh gáy lớn, rồi vềnh râu cong đuôi nhảy xổ tới cắn cổ địch thủ. Thiếu niên cả sợ vội gạt hai con dế ra không cho chọi nữa, con dế hiên ngang gáy vang như báo cho chủ biết nó đã thắng trận. Thành mừng quá, đang cùng nhau ngắm nghía chợt có con gà sấn sổ xông tới mổ luôn một nhát vào dế. Thành kinh hãi bật dậy la hoảng, may là gà mổ không trúng, con dế nhảy ra hơn một thước. Gà sấn theo mổ lia lịa, con dế đã nằm dưới móng gà, Thành thảng thốt không biết làm sao cứu, giẫm chân tái mặt. Nhưng gà lại rướn cổ lăn ra, tới gần nhìn thì thấy dế đã trên mào gà, cắn chặt không buông. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. Hôm sau đem dâng Tri huyện, quan thấy dế nhỏ quát Thành, Thành kể lại chuyện lạ, quan không tin, cho chọi thử với dế của người khác đều thắng, lại đem gà ra thử thì quả như lời Thành nói. Tri huyện bèn thưởng cho Thành, hiến dế cho Tuần phủ. Tuần phủ cả mừng liền cho dế vào lồng vàng hiến vua, dâng sớ tâu rõ cái hay của nó. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kỳ lạ của các nơi dâng lên như dế bướm, dế bọ ngựa, dế đánh dầu, dế trán tơ xanh thì con nào cũng thua. Mỗi khi nghe tiếng đàn sáo thì nó lại nhảy nhót theo điệu nhạc, mọi người càng lấy làm lạ. Vua rất vừa lòng, ban chiếu thưởng cho Tuần phủ ngựa hay vải quý. Tuần phủ không quên kẻ hiến dế, không bao lâu tâu xin thưởng cho Tri huyện một cấp trác dị. Tri huyện mừng, cho Thành được miễn sai dịch, dặn học quan lấy Thành đỗ Tú tài. Hơn năm sau con Thành bình phục, kể rằng mình hóa thành dế, khoẻ mạnh chọi giỏi nay mới sống lại. Quan tỉnh lại trọng thưởng, không quá vài năm nhà Thành ruộng vườn trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê cả ngàn con, ra khỏi nhà thì mặc áo cừu cưỡi ngựa tốt, giàu sang hơn cả các nhà thế gia. _________________________________CHƯƠNG 118: HƯỚNG CẢOBố Bào Trước Thể Biến Ô Đồ (Con Hổ)
Lợi Thốc Kinh Hồn Phản Cố Ngô
Nam Điện Tể Quan Xuy Đản Vọng
Khả Tằng Tri Hữu Sứ Quân VôDịch:Mặc Áo Bào Xong Biến Hồ Luôn
Trúng Tên Mất Vía Bỗng Hoàn Hồn
Thăng Đường Quan Tể Cho Là Đản
Uẩn Khúc Hay Đâu Trong Đó Còn•Hướng Cảo tự Sơ Đán người Thái Nguyên (tỉnh thành Sơn Tây), cùng anh là Thạnh rất thương yêu nhau. Thạnh dan díu với một kỹ nữ tên Ba Tư, từng cắt máu ăn thề nhưng bà chủ đòi tiền chuộc quá nặng nên ước nguyện không thành. Gặp lúc bà ta định hoàn lương, muốn bán Ba Tư trước. Có công tử họ Trang vốn thích Ba Tư, xin mua làm thiếp. Ba Tư nói với bà chủ:- Đã mong cùng nhau rời nơi nước lửa là muốn ra khỏi địa ngục lên cõi thiên đường, nếu lại làm tỳ thiếp thì có khác nhau bao nhiêu đâu. Nếu mẹ theo ý con thì Hướng lang cũng được mà.Bà ta bằng lòng, bắn tin cho Thạnh. Lúc ấy Thạnh góa vợ chưa tục huyền, được tin mừng lắm, dốc hết của cải cưới Ba Tư về. Trang nghe tin, giận Thạnh cướp người mình yêu, ngẫu nhiên gặp Thạnh trên đường lớn tiếng chửi mắng. Thạnh cãi lại, Trang quát sai tùy tùng vác gậy đánh chết rồi bỏ đi. Cảo nghe tin chạy tới xem thì anh đã chết, vô cùng đau xót căm phẫn liền kiện lên quận. Trang hối lộ khắp nơi, quan xử Trang chôn cất Thạnh rồi tha. Cảo ôm nỗi phẫn uất không sao phát tiết, nghĩ chỉ còn cách đón đường giết Trang, hàng ngày cứ mang đao sác rình ở bụi rậm trên đường núi. Lâu ngày việc tiết lộ, Trang biết mưu ấy nên ra khỏi nhà là phòng bị nghiêm ngặt, nghe ở Phần Châu (tỉnh Sơn Tây) có Tiêu Đồng dũng mãnh thiện xạ liền đem nhiều vàng tới đón về làm vệ sĩ. Cảo không sao thi hành được kế nhưng hàng ngày vẫn đón rình. Một hôm Cảo đang nằm rình bỗng mưa rào đổ xuống, cả người ướt đẫm lạnh run cầm cập, kế gió mạnh nổi khắp bốn phía, tiếp theo là mưa đá, toàn thân đau đớn tê dại. Trên núi vốn có miếu thờ Sơn thần, Cảo gượng lần lên, tới nơi thấy vị đạo sĩ quen đang ở đó. Trước đạo sĩ thường vào thôn khuyến hóa, Cảo thường cúng dường nên có biết Cảo. Thấy quần áo Cảo ướt sũng, đạo sĩ đưa cho chiếc áo vải, nói:- Cứ tạm thay đi! Cảo thay xong bỗng thấy người cứng đờ phải ngồi chồm hổm, nhìn lại mình thấy mọc đầy lông lá, đã hóa thành cọp mà đạo sĩ thì không còn ở đó nữa. Cảo vừa sợ vừa giận nhưng lại nghĩ nếu vồ được kẻ thù ăn thịt thì cũng hay. Xuống tới chỗ rình lúc nãy thì thấy xác mình nằm trong bụi rậm, mới sực hiểu ra rằng mình đã chết, nhưng vẫn sợ diều quạ rỉa xác nên cứ quanh quẩn cạnh đó canh giữ. Hôm sau thì gặp Trang đi ngang, cọp vọt ra tát y ngã ngựa, ngoạm đầu nhai nát. Tiêu Đồng quay lại bắn trúng bụng cọp rồi khuỵu chân cũng bị vồ chết. Cảo trong bụi rậm tan hoang chợt như tỉnh mộng, qua một đêm mới đi đứng được, lê bước về nhà. Người nhà thấy Cảo mấy đêm liền không về đang ngờ sợ, thấy Cảo mừng rỡ xúm lại hỏi han, nhưng Cảo chỉ nằm rũ rượi không nói được. Giây lát có tin Trang bị cọp vồ, mọi người tranh nhau tới trước giường báo tin mừng. Cảo bèn nói:- Con cọp ấy là ta đấy!Rồi kể lại chuyện lạ lùng đã qua, từ đó tin đồn rộng ra. Con Trang đau xót về cái chết của cha, nghe chuyện căm tức đầu đơn kiện Cảo, quan thấy chuyện quái đản lại không có bằng cứ nên không xét tới.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz