Keo Ca Keo Ket Gyujin
Để hiểu rõ những gì đã xảy ra, tôi nghĩ mình sẽ phải kể cho các bạn nghe câu chuyện từ rất nhiều năm về trước, cách thời điểm hiện tại ít nhất ba thế hệ người sống trong làng.
Cái thuở mà cây dương liễu cuối làng Gongjin vừa được gieo mầm, còn cây tùng ở làng Pohang được dân làng chọn vị trí phù hợp. Tờ mờ sáng, khi càng đi về phía cuối làng gần bãi tha ma, người ta càng nghe rõ có tiếng trẻ con khóc thất thanh. Một bé gái sơ sinh bị bỏ dưới gốc cây, người còn nguyên dây rốn, chắc vừa chào đời cách đây mấy tiếng, quấn quanh bằng mảnh vải thô rẻ tiền, ra sức khóc. Nó khóc vì đói hay khóc vì lạnh, không ai biết. Bố mẹ của nó là ai và tại sao lại bỏ con mình ở đây, cũng không ai biết.Chỉ duy nhất một điều mà ai cũng biết đấy là đứa trẻ này bị người thân vứt bỏ, từ bây giờ là một đứa trẻ mồ côi. Không có tên, không biết tuổi, bát tự ra sao cũng không ai biết, sinh mệnh thì mỏng manh, sự hiện diện của bản thân trên đời thì bị chối bỏ. Không hẳn ở khoảnh khắc nó bị bỏ lại ở bãi tha ma, mà có thể từ lúc còn ở trong bụng mẹ đã không ai chào đón nó đến với thế giới này.Hồi đấy trong làng, chuyện trai chưa vợ gái chưa chồng lang chạ với nhau để có con thế này vốn là chuyện lớn. Lời đồn thổi về lai lịch đứa bé nhanh chóng truyền đi khắp nơi trong làng, làng bên này, làng bên kia được một phen xáo trộn, nhưng đến cuối cùng không có ai đứng ra nhận đứa trẻ về nuôi. Sư quản đền Gongjin khi ấy quyết định mang đứa trẻ ấy về cho nương náu nhờ trong đền.Sohee mang ý nghĩa là đứa trẻ hoạt bát lanh lợi, sống một đời vui vẻ may mắn. Cái tên mang nhiều hàm ý gửi gắm như vậy, cuối cùng lại có kết cục giống như lúc chào đời. Năm Sohee lên mười tám tuổi, sư thầy quản đền thờ ở làng Gongjin đột ngột qua đời, đang vào giữa mùa đông, tuyết thì dày nên tạm thời người kế nhiệm chưa thể từ Seoul đến làng Gongjin tiếp nhận đền thờ được, cả ngôi đền chỉ còn một mình Sohee sống ở đấy. Tuyết năm đó rơi xuống làng Gongjin dày hơn mọi năm, nhiều hoạt động sinh hoạt thường nhật của người dân trong làng từ giữa mùa đông đã phải gác lại, cả ngôi làng rơi vào trạng thái nghỉ đông, có chuyện gì chờ đến cuối đông đầu xuân khi tuyết bớt dày băng tan ra rồi tính tiếp. Mùa xuân đến rồi thì cũng không còn ai trong làng Gongjin nhìn thấy Sohee nữa. Khi người dân trong làng đến giúp dọn dẹp đền thờ đón năm mới, người ta thấy Sohee để lại một lá thư tạm biệt, đại ý là sư quản đền đã không còn, ông được xem là người thân duy nhất của cô trong làng nên giờ cô cũng không còn lí do nào ở lại làng Gongjin nữa, cô muốn lên thành phố bắt đầu một cuộc sống mới. Ngôi đền tạm thời nhờ dân làng trông coi cho đến khi có người đến tiếp quản. Đọc xong thư có người mắng chửi cô vô ơn, sư quản đền mất cúng thất còn chưa tròn 100 ngày, mồ chưa xanh cỏ cô đã vội vàng bỏ đền bỏ làng mà đi, uổng công ngày bé người dân trong làng có khoai cho khoai, có gạo góp gạo nuôi cô khôn lớn, từ bao giờ lại nuôi lớn một đứa trẻ không hiểu đạo lí thế này. Có người lại nói vậy cũng tốt, cô vốn là cô gái mồ côi, sư thầy mất rồi thì cô có ở lại trong làng cũng lâm vào cảnh khốn khó bất tiện đủ đường, cô là cô gái xinh đẹp nhất trong vùng, ngôi làng nghèo miền biển này vốn dĩ không thể giữ chân cô lại mãi, lên thành phố với nhan sắc của cô, đủ may mắn thì có thể sống một cuộc đời khác sung túc hơn. Từ đó trong làng Gongjin cũng không còn ai nhắc đến cô gái tên Sohee nữa, lớp người cùng thế hệ thì chắc còn nhớ, chứ lớp người về sau đã không còn ai biết đến cái tên đấy nữa rồi." Nói vậy là giờ cô gái tên Sohee ấy đang ở đâu người ta cũng không biết sao ạ? "Gunwook cắt ngang câu chuyện" Nhưng nếu theo những gì bà kể thì cháu lại cảm thấy có gì đó không đúng lắm, nếu cô ấy bỏ làng đi lâu vậy rồi tại sao cháu lại nằm mơ thấy chuyện của cô gái tên Sohee đó ạ? Nếu tính theo tuổi tác thì cô ấy bây giờ cũng phải trạc tuổi của bà rồi, cháu cứ cảm thấy những giấc mơ của cháu đang bị ai đó dẫn dắt muốn cháu biết điều gì đó hoặc gợi lại điều gì đó "" Không có điều gì xảy ra là ngẫu nhiên cả, tất cả đều là nghiệp báo từ đời trước mà đời này phải trả "Bà Kim nén tiếng thở dài, mở chiếc hộp đặt trước mặt Yujin ra, bên trong có một chiếc hộp nhỏ hơn hình chữ nhật, bên ngoài hộp nhỏ khắc rất nhiều chữ tiếng Phạn, bên trong đựng một nhúm tóc đen được buột lại bằng dây đỏ Sohee không hề bỏ làng Gongjin đi lên Seoul, cô ta vẫn ở lại trong làng. Bà Kim nhớ tối hôm đấy tuyết rơi rất dày, bà phải dậy thêm than và lò sưởi trong nhà thì có tiếng chó sủa từ xa báo hiệu nhà có người đến tìm. Thời đấy chưa có đồng hồ nhưng nhìn không khí và màu trời chắc phải độ là gần nửa đêm rồi. Chồng bà tiếp khách còn bà đi pha ấm trà, hồi đấy trong nhà chỉ có mình ông Kim là pháp sư, bà Kim chỉ biết sơ qua những thứ trừ tà cơ bản, bà cũng không có ý định theo nghề này. Đêm khuya thế này có người đến tìm thì chắc chắn là về vấn đề tâm linh rồi. " Chuyện này tôi e là sẽ khó thưa ông bà, không phải ông bà không biết tôi vốn là học trò của ông Han - sống ở trong làng Gongjin, nếu ông bà tìm ông ấy mà ông ấy đã không nhận thì tôi làm sao đủ căn duyên mà giúp được cho ông bà chứ ạ? "" Chúng tôi có thể trả giá cao nhất mà anh đưa ra, đâu phải anh không biết gia đình chúng tôi vốn giàu có nhiều bạc vàng đất đai nhất làng Gongjin, anh chỉ cần gật đầu bảo làm được, anh muốn bao nhiêu chúng tôi cho gấp đôi gấp ba đều không thành vấn đề " " Chuyện này... "" Chúng tôi còn có hai thửa ruộng ở làng Pohang, nếu như ông có thể giúp chúng tôi làm lễ suôn sẻ, không chỉ tiền bạc, 2 thửa ruộng bên làng này chúng tôi cũng có thể cho ông "Đôi vợ chồng kia là người giàu có nhất xứ này, chủ vựa hải sản với hai con tàu đánh bắt cá to nhất trong vùng, sống ở làng bên, gia thế phải nói giàu mấy đời vững chắc không ai bì kịp. Bà Kim không giấu được tò mò mà hỏi chồng vì sao họ lại tìm đến ông giúp đỡ, trong khi hai làng đã có giao ước sẽ không can thiệp vào vấn đề tâm linh thờ tự của mỗi bên. Hơn nữa đâu phải làng Gongjin không có thầy pháp, thầy pháp ở làng Gongjin, ông Han - còn là thầy của ông Kim. Hẳn là phải có chuyện gì lớn lắm mà không tiện để người trong làng biết nên họ phải sang tận làng Pohang tìm chồng bà.Ông Kim chỉ nói việc này liên quan đến vấn đề đạo đức của những người theo nghề, còn cụ thể thì mãi về sau bà mới tỏ tường." Thầy tôi từ chối chắc là có lí do, ông ấy thừa sức làm mà vẫn không muốn làm, còn tôi cũng biết trong khả năng của một mình tôi khó làm được việc này "Ông Kim nói ngày mai sẽ sang làng Gongjin gặp thầy mình. Gia đình họ Han theo nghề thầy pháp từ lúc mới đến vùng đất này khai hoang lập nghiệp, tổ tiên của họ là những người được chỉ điểm có căn duyên để trở thành thầy pháp, phụng sự cho việc thờ cúng cũng như giúp đỡ các vấn đề tâm linh xảy ra trong làng Gongjin. Ông Han thời đó là thầy pháp giỏi nhất trong vùng, không có vấn đề tâm linh nào là ông không xử lí được, không chỉ người trong làng mà cả người làng khác cũng hay sang nhờ ông giúp đỡ. Trong một lần giúp đỡ gia đình ông Kim, ông Kim đã xin được bái sư học nghề, sau đó trở về làng Pohang bắt đầu tiếp nối công việc của ông Han là giúp người trong làng mình. Hai làng từ đó cũng giao hẹn với nhau, sau này chuyện của làng nào thì hãy để cho pháp sư của làng đó giải quyết. Ông Kim luôn ghi nhớ lời thầy mình đã răn dạy trước khi truyền nghề, làm công việc này quan trọng nhất là luôn phải giữ được sơ tâm ban đầu, đừng để đồng tiền làm mờ mắt. Chỉ là lần này tiền công được trả quá hậu hĩnh, không chỉ có tiền công mà còn có thêm hai thửa ruộng, những thứ mà cả đời này ông có làm cũng không có được.Con người ấy mà, suy cho cùng sống ở cõi ta bà này nếu không tu tập thành chính quả thì ai mà chẳng có lòng tham sân si. Ai vượt qua được bản ngã của mình trước muôn mặt đồng tiền thì mới là người thật sự tự tại. Ông Han nghe yêu cầu của ông Kim xong chỉ lắc đầu, không nhận là không nhận, chuyện lần này quá trái với nguyên tắc và đạo đức làm nghề của ông. Ông chỉ giúp người, chứ không hại người, huống hồ còn là người chết oan. Ông sợ quyền thế của gia đình kia mà im lặng cho qua chuyện đã là nhân nhượng lắm rồi, thế mà họ còn đến tìm ông nhờ ông làm lễ trấn yểm vong linh người đã khuất, đây là nghiệp chồng thêm nghiệp, ông từ chối thẳng không kiêng dè gì, vậy là họ đến làng bên tìm học trò của ông thương lượng. " Nhân quả này vốn dĩ là của gia đình họ, con đừng can thiệp vào, nhưng nếu con vẫn muốn làm thì ta biết mình cũng không cản con được "" Con chỉ muốn biết trong trường hợp này có thể làm lễ trấn yểm như bình thường được không, thưa thầy? "Ông Han thở dài, lắc đầu. Theo quan niệm của người xưa, khi người phụ nữ đang mang thai mà không may mất mạng, đứa bé chưa kịp sinh ra cũng chết ngộp theo trong bụng người mẹ thì không được an táng theo những nghi thức bình thường. Ngoại trừ xem giờ chôn cất còn phải xem ngày chôn cất sao cho hợp bát tự của người đã mất, nếu không âm khí của một người chết vốn đã nặng, người phụ nữ đang mang thai mất mạng là một xác hai mạng oán khí lại càng nặng hơn, tích tụ lại dễ khiến vong hồn của người đó trở thành quỷ dữ. Trong làng có người phụ nữ đang mang thai bị giết, không rõ bát tự người chết ra sao còn kẻ gây án vì quá hoảng sợ nên cũng chỉ kịp nghĩ ra đào một cái hố ở sân sau của đền thờ trong làng, ném xác nạn nhân xấu số xuống chôn vội chôn vàng rồi chạy về nhà. Dấu tích của cuộc cãi vã tối hôm đó vẫn còn nguyên tại hiện trường, phải mất mười ngày sau bố mẹ của tên hung thủ mới đến nơi giải quyết, cẩn thận thuê người ở làng khác đến xử lí hết dấu vết của con trai họ trong đêm, tiện tay để lại một lá thư từ biệt trong căn nhà gỗ ở sau chính điện. Ngoài sân sau nơi cái xác vừa được đào lên vài tấc đã có mùi phân hủy, thầy Kim cẩn thận bày một mâm cúng lễ thịnh soạn đầy trái cây và đồ ăn, ông lẩm bẩm đọc mấy câu chú yểm bằng tiếng Phạn, vẽ lên giấy để sẵn 3 lá bùa, đưa cho chàng trai trẻ đang run sợ quỳ bên cạnh dặn dò sau khi kết thúc buổi tế lễ này hãy đeo lá bùa này trên người, như vậy ma quỷ sẽ không đến gần gia đình cậu được. Sau khi hoàn tất các nghi thức trong buổi lễ trấn yểm, thầy Kim gieo xuống nơi cái xác đang phân hủy một cây chuối con, sau đó lúc đắp đất lại cắm một chiếc đũa bếp vào sâu trong lòng đất, khấn chú lầm rầm một lúc lâu rồi nở một nụ cười hài lòng. Công việc của ông đến đây đã xong. " Tại sao phải trồng cây chuối ở đấy vậy thầy Kim? "Mẹ chàng trai thắc mắc hỏi " Chờ đến khi cây chuối nở hoa trổ buồng, nghĩa là đứa bé trong bụng cô ấy đã sinh ra đời "Thấy chàng trai có vẻ vẫn còn hoảng sợ, ông Kim liền trấn an" Cậu yên tâm đi, tôi đã hỏi thầy tôi rồi, đây là cách trấn yểm vong hồn bậc nhất, tuy không có bát tự của cô ta nhưng cô ta vẫn chưa đủ 49 ngày để tích tụ oán khí thành quỷ dữ, tôi đã dùng chiếc đũa bếp để trấn trên mộ của cô ta rồi, từ nay về sau cô ta sẽ ở yên tại đây, không làm hại đến cậu hay gia đình được "Cây chuối có tính âm. Những oan hồn có thể mượn thân chuối lâu năm mà tá nhập vào để dưỡng linh. Vì vậy, người xưa thường không cho trồng cây chuối gần nhà, tránh để cây chuối hoặc lá chuối chìa vào nhà vì đây là cách dẫn vong trong vào nhà dù gia đình có thờ tự đi nữa. Ngoài ra còn có một mục đích khác, đấy là trồng cây chuối bên cạnh mộ người phụ nữ đã chết khi còn mang thai để linh hồn người chết có thể nương vào thân chuối ngày hứng dương quang đêm thu âm khí đủ thời kỳ chín tháng mười ngày sau hoa chuối trổ buồng cũng là lúc đứa nhỏ trong bào thai xác chết chào đời. Có như vậy vong hồn người chết mới không nặng oán hờn, dễ dàng siêu độ. Khi nào hoa chuối nở, thầy pháp cần đẵn lấy thân chuối, cho mặc áo quần người đã khuất, hoa chuối vừa trổ được gói lại thành hình hài nhi đặt vào lòng mẹ. Thầy chủ trì sẽ làm pháp sự, trì chú vãng sanh, tụng kinh hoá hồn giúp cho mẹ con vong linh an lòng ra đi không vương vấn. Sau khi hoàn mãn pháp sự, tất cả được thiêu ra tro rải xuống sông lớn để hoá giải.Nhưng dĩ nhiên gia đình kẻ gây án kia sẽ không thực hiện vế sau, thay vào đó là tìm một thầy cao tay ấn làm một cái lễ trấn yểm để người chết mãi mãi câm lặng dưới lòng đất.Sohee không hề rời khỏi làng Gongjin, cô ta vẫn ở lại trong làng.Chuyện xảy ra trong làng, mãi ở lại trong làng.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz