ZingTruyen.Xyz

Dong Luc Cua Qua Trinh Day Hoc

Nguồn: http://www.go.vn/diendan/showthread.php?579254-MEo-nhO-DE-tAo-hUng-thu-trong-viEc-hOc-tiEng-anh

Phân tích động lực của quá trình dạy học:

* Quan niệm về động lực của quá trình dạy học:

Theo triết học Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn. Có hai loại mâu thuẫn: đó là mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.

Động lực của quá trình dạy học là giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình dạy học, trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định (Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những thành tố của quá trình dạy học; Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, văn hoá, sự phát triển kinh tế xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học). Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, các mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và phát triển của nó.

* Phân tích động lực cơ bản của quá trình dạy học:

+ Chúng ta nhận thấy rằng ngay bên trong quá trình dạy học cũng tồn tại rất nhiều mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết. Vậy điều quan trọng nhất để quá trình dạy học phát triển nhanh, đúng và có hiệu quả là phải xác định được mâu thuẫn cơ bản của nó. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết các mâu thuẫn khác xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.

Căn cứ vào đó ta thấy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra, và một bên là trình độ tri thức, trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh.

Đây là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học, và khi mâu thuẫn xuất hiện, dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo học sinh độc lập giải quyết nó, và như vậy học sinh đã nâng trình độ lên đáp ứng các nhu cầu học tập đề ra. Song quá trình dạy học là quá trình liên tục nên các nhiệm vụ học tập mới lại đề ra ở mức cao hơn trình độ đã đat được. Thế là mâu thuẫn lại xuất hiện và lại được giải quyết. Cứ như vậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và phát triển.

Động lực cơ bản của quá trình dạy học chính là việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản đó.

Chúng ta biết rằng muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của người học sinh.

Theo I.M.Xêsênốp, sự lĩnh hội là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với những kinh nghiệm của bản thân, có nghĩa là phải làm cho những điều được mang từ ngoài vào thành tài sản bên trong của bản thân. Vì vậy mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội là mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết. Điều đã biết ở đây chính là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân; và điều chưa biết chính là kinh nghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội.

Vậy để chuyển hoá mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của người học cần phải có ba điều kiện:

+ Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc. Họ phải nhận thức rõ những yêu cầu được nhiệm vụ học tập đề ra, thấy hết và đánh giá đúng mức trình độ tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo, trình độ phát triển trí tuệ hiện có của mình. Điều đó thể hiện ở sự cảm thấy khó khăn trong nhận thức và từ đó có nhu cầu giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Mâu thuẫn phải vừa sức, đúng hơn là khó khăn vừa sức. Điều đó có nghĩa là nhiệm vụ học tập đề ra có mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của học sinh mà họ có trể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lực cũng như thể lực của mình.

+ Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến. Điều đó có nghĩa là mâu thuẫn xuất hiện tại thời điểm đó là sự tất yếu trên con đường vận động đi lên của quá trình dạy học nói chung và quá trình nhận thức của học sinh nói riêng. Không nên đốt cháy giai đoạn làm cho mâu thuẫn xuất hiện quá sớm hoặc kìm hãm làm cho nó xuất hiện quá muộn. Nhiệm vụ của người giáo viên là không được tránh mâu thuẫn, làm cho nó xuất hiện không đúng lúc, mà trái lại, làm cho mâu thuẫn xuất hiện càng đúng lúc, càng sâu sắc bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

7.2. Thí dụ về cáh xây dựng động lực của quá trình dạy học:

Khi học bài môi trường và sự phát triển nhân cách, điều khó khăn đối với học sinh là hiểu và phân tích được đúng đắnvai trò của môi trường ( trước đây họ có thể đã hiểu được vai trò nhất định của môi trường đối với sự phát triển nhân cách, nhưng cụ thể vai trò đó là như thế nào, nó có liên quan đến các yếu tố khác ra sao thì còn là một vấn đề đặt ra cho họ tìm hiểu).

Vậy tiến trình dạy học có thể diễn ra như sau:

+ Giáo viên có thể dẫn dắt vào bài nêu lên vấn đề cho học sinh tập trung suy nghĩ để giải quyết: “Trong cuộc sống, các em vẫn thường nghe nói “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; nhưng bên cạnh đó thì ở kho tàng tục ngữ – ca dao của ta còn có câu:”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Rõ ràng cả hai câu đều đề cập đến vai trò nhất định của môi trường nhưng ở hai cực rất khác nhau. Vậy chúng có mâu thuẫn gì hay không? Cụ thể môi trường có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?”.

+ Tiếp đó giáo viên nêu lên các câu hỏi để học sinh trả lời, dẫn dắt họ dần đến lời giải đúng đắn:

- “Theo các em nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con người có phát triển được không? Hãy cho ví dụ?”

Học sinh trả lời: “ Nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con người không thể hình thành và phát triển được, ví dụ như người bị thú nuôi…”

- “Vậy ở đây môi trường xã hội có vai trò gì?”

Học sinh: “Tạo điều kiện cho cá nhân sống, học tập, giao tiếp, góp phần tạo nên mục đích, động cơ cho hoạt động của cá nhân…”

- “Có phải cá nhân chịu sự tác động thụ động của môi trường hay không?”

Học sinh: “ Không, cá nhân có tác động trở lại môi trường dể cải tạo nó, làm cho nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn…”

Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn giản giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập.

Nguyên tắc 1:

Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc 2:

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời

Nguyên tắc 3:

Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact) cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy học sinh về vị trí của trạng từ trong câu “She is very beautiful”, trạng từ “very” đứng trước tính từ “beautiful”. Đó là fact. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Trở lại ví dụ trên, học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: “She is much more beautiful than her sister” bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ.

Nguyên tắc 4:

Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.

Nguyên tắc 5:

Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn ”will be +Ving”, giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại tiếp diễn mà học sinh đã biết “to be + Ving. Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn.

Nguyên tắc 6:

Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó.

Nguyên tắc 7:

Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với sinh viên các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.

Nguyên tắc 8:

Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi ch học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.

Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.

Sử dụng các bài hát nhẹ nhàng trong học tiếng Anh là điều mà các giáo viên vẫn hay làm. Đây là một cách học nghe dễ chịu tạo không khí mới mẻ cho việc học nghe theo cách truyền thống.

 

Dù bạn chọn phương pháp nào đi nữa thì quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, nhất quán và trên hết là phải luôn sáng tạo khi dạy trẻ. Sự sáng tạo của bạn sẽ giúp trẻ giữ mãi được sự thích thú và nhiệt tình đối với môn tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Với trẻ nhỏ, cách thức phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng tranh ảnh. Chúng tôi sẽ giới thiệu 2 cách sử dụng tranh để giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn.

Cách 1: PHƯƠNG PHÁP “NHÌN VÀ NÓI” (LOOK & SAY)

Trẻ học nhận dạng toàn bộ từ hay câu hơn là học từng âm riêng lẻ. Trẻ sẽ nhìn vào từ bạn đọc rồi đọc lại đúng âm thanh đó (toàn bộ từ). Ở phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng những tấm thẻ ghi chú, mỗi thẻ ghi 1 từ tiếng Anh trên đó và thường kèm thêm 1 hình vẽ liên quan.

Nếu bạn không sử dụng tranh kèm với từ thì có thể trẻ sẽ phải đoán mò xem từ đó nói đến cái gì, cùng lúc đó lại phải cố nhớ âm thanh mà bạn vừa nói. Do đó, nếu bạn không dùng tranh ảnh thì phương pháp này sẽ không hiệu quả. Đối với phương pháp này thì tốt nhất là nên dạy trẻ cả 1 câu ngắn hơn là dạy từng từ. Hãy viết 1 câu ngắn miêu tả bức tranh nói gì. Đọc to câu đấy rồi yều cầu trẻ nhắc lại. Nhớ chỉ và nhìn vào từng từ trong lúc trẻ nhắc lại những gì bạn vừa nói.

Bằng cách làm các tấm thẻ từ ngữ này, bạn có thể liên tục tạo được các câu khác nhau. Đầu tiên, bạn có thể dùng mỗi tấm thẻ để dạy từng từ một, sau đó bạn ghép các tấm thẻ vào với nhau để tạo thành một câu. Bạn cũng cần làm vài cái thẻ ghi cùng 1 từ (như từ and, the...) đề tạo thành các câu hoàn chỉnh.

Cách 2: PHƯƠNG PHÁP TRẢI NGHIỆM NGÔN NGỮ (LANGUAGE EXPERIENCE)

Phương pháp này thực sự sử dụng ngôn ngữ riêng của trẻ để giúp trẻ đọc. Trẻ có thể vẽ 1 bức tranh bố ngồi trong ô tô. Trong trường hợp này, bạn hãy viết bên dưới bức vẽ: Dad is in the car (Bố ngồi trên ô tô). Bạn tiếp tuc thu thập các bức tranh trẻ đã vẽ và viết 1 câu ngắn dưới mỗi bức tranh. 1 bức tranh vẽ sân chơi có thể được đọc là: We went to the park or playground (Chúng tôi tới công viên hoặc sân chơi.) Một bức vẽ con mèo có thể đọc là: The cat is on the mat (Con mèo nằm trên cái chiếu). Một bức vẽ mẹ đi bộ với con chó có thể được đọc là: Mom walks the dog to the park (Mẹ dẫn chó đi dao tới công viên.) Khi bạn đã thu thập đủ số tranh thì hãy kẹp chúng thành 1 quyển sổ để trẻ có thể xem và đọc đi đọc lại. Viết lại dưới mỗi bức vẽ lời trẻ mô tả những gì mình vẽ. Bằng cách này trẻ sẽ nhớ những câu đã viết lâu hơn. Đầu tiên bạn viết từng từ và từng câu. Dần dần trẻ sẽ tập “vẽ” lại các chữ bạn viết và cuối cùng trẻ sẽ tự viết được tất cả các từ và các câu đó.

Phương pháp này rất có ích nếu phụ huynh muốn tự dạy trẻ học ở nhà. Nhiều phụ huynh sử dụng phương pháp này là bước đầu tiên dạy trẻ đọc tiếng Anh, nhằm giúp trẻ hiểu những gì mình vẽ, còn những gì bố/mẹ viết là một cách thức giao tiếp bằng tiếng Anh giữa trẻ và bố/mẹ. 

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz