Dia Phu Trong Van Hoa Tin Nguong A Dong
Thời cổ âm phủ câu hồn đều là có dấu hiệu báo trước như: lỗ tai người sống bị treo một đồng tiên giấy, người sống đột nhiên nhận được một tờ mặt y (vải bố trắng hình vuông có khoét một lỗ nhỏ thường dùng để phủ lên mặt người chết) không rõ nguồn gốc,... đây là đại biểu âm phủ muốn tới thu mệnh. Không chỉ có như thế, mặt y thông thường là điềm báo cho bệnh dịch, truyền thuyết nếu đột nhiên xuất hiện số lượng lớn mặt y thì đó là điềm báo phát sinh ôn dịch. Người có dương thọ gần hết, nghe được quỷ kêu tên của mình là tuyệt đối không thể quay đầu lại, một khi quay đầu lại, hồn phách liền sẽ lập tức bị bắt đi.Như phía trên đã nhắc đến, sau khi trải qua Thành Hoàng phán xét và chứng thực thân phận, mỗi âm hồn đều sẽ được nhận một tờ lộ dẫn - giấy thông hành để đi xuống âm phủ, trên đó có ghi đầy đủ thông tin về âm hồn khi còn sống và có dấu của ấn Thành Hoàng xác nhận. Lộ dẫn dài 3 thước (90 cm), rộng hai thước (60 cm), được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết "Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế ban phát".Âm hồn mang theo lộ dẫn đi theo Hắc Bạch Vô Thường bước vào quỷ môn được mở ngay tại miếu Thành Hoàng để đi xuống âm phủ. Bước vào quỷ môn là đã đi vào một không gian khác nhưng chưa phải là địa vực âm phủ, đây chỉ là một khoảng không liên tiếp giữa trần gian và địa ngục, xung quanh tối đen với những làn sương khói mờ ảo không phân rõ được phương hướng. Âm hồn nếu không có đèn lồng của Hắc Bạch Vô Thường dẫn đường thì sẽ vĩnh viễn bị lạc trong khoảng không vô tận này. Đi một lúc sẽ thấy một quan ải cực lớn nhìn không tới điểm cuối, cửa ra vào duy nhất là một cánh cổng lớn màu đen nhìn không ra chất liệu, trông rất dày nặng và cổ xưa, tỏ ra luồng khí lạnh lẽo. Phía trên cổng có 3 chữ lớn "Quỷ Môn Quan".5.1 Quỷ Môn quanQuỷ Môn quan là một quan ải cần phải đi qua để vào cõi âm phủ. Linh hồn của người ở bên ngoài cửa, trên danh nghĩa vẫn là sinh hồn, đi qua Quỷ môn quan thì mới chính thức trở thành âm hồn do địa phủ quản lý.Ngạn ngữ có câu: "Quỷ Môn quan, mười người đi, chín người trở về"Trước Quỷ Môn quan có mười sáu quỷ lớn, mặt xanh, nanh vàng, lông lá đầy mình, chân đi đất, tay cầm giáo đứng canh, âm hồn phải có lộ dẫn mới được mở cửa cho vào. Truyền thuyết kể rằng Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm ác quỷ để trấn giữ cửa ải này, họ tra xét vô cùng hà khắc, nghiêm ngặt, không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.5.2 Đường Hoàng TuyềnQua khỏi Quỷ Môn quan, tiếp đó chính là phải đi qua một con đường hẹp bằng đá cổ xưa dài đằng đẵng, hai bên là khoảng không tối đen lượn lờ sương khói không có bất kỳ cảnh sắc gì. Đó chính là đường Hoàng Tuyền. Đi không biết bao lâu thì âm hồn sẽ thấy phía trước có một dải màu đỏ, lại gần mới biết đó là một loài hoa đang nở có màu đỏ rực rỡ như máu, chỉ có hoa nhưng không có lá, phủ đầy hai bên đường Hoàng Tuyền, chính là loài Bỉ Ngạn hoa màu đỏ - còn gọi là Mạn Châu Sa Hoa.Theo truyền thuyết hoa Bỉ Ngạn chỉ mọc gần dòng Vong Xuyên, hương hoa có ma lực, có thể gọi về những hồi ức khắc sâu nhất lúc còn sống của âm hồn. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên còn được gọi là "hỏa chiếu chi lộ", đây cũng là loài hoa duy nhất của Minh giới, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi cõi âm.Đi một đoạn ngắn giữa biển hoa thì sẽ gặp một dòng sông nhỏ, nước không quá sâu chỉ vừa tới gối, có màu đen và gần như không chảy, trên mặt lượn lờ âm khí không nhìn rõ được đáy. Đó là hạ lưu của dòng Vong Xuyên chảy quanh địa phủ. Các âm hồn phải lội qua dòng Vong Xuyên này, khi đến bên kia bờ âm hồn liền sẽ quên hết những gì khi còn sống, tất cả mọi ký ức đều lưu lại nơi Bỉ Ngạn, sau đó vô thức bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục.Trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa đều có đề cập đến một dòng sông ngăn cách giữa trần gian và địa ngục tương tự dòng Vong Xuyên, linh hồn nếu vô tình bị lạc vào khe hở không gian đến bờ bên đây của sông (không thông qua Quỷ Môn Quan) thì tuyệt đối không được băng qua bờ bên kia, một khi đã bước sang đó thì dù là quỷ thần cũng không thể giúp hoàn dương, vì nước sông Vong Xuyên dày đặc âm khí sẽ dặp tắt hoàn toàn dương hỏa khiến linh hồn hoàn toàn trở thành vong linh.Truyền thuyết kể rằng, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn Bỉ Ngạn hoa – cũng chính là Mạn Châu Sa Hoa. Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương ...... Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.Năm đó, sắc đỏ rực rỡ của Mạn Châu Sa Hoa được sắc xanh biếc bao bọc lấy, nở ra đặc biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà Thần trách tội. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.5.3 Vọng Hương đàiĐi một hồi, chỉ nhìn thấy bên trái Hoàng Tuyền có một tòa đài rất cao, bốn phía xung quanh được xếp bởi đá, cao tầm mười trượng, kiến tạo rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy. Dưới đài có vô số âm hồn, người đi lên đều có tâm trạng ưu phiền, kẻ đi xuống thì nước mắt hai hàng. Đó là Vọng Hương đàì, cũng chính là Thổ Cao đài, còn gọi là "Tư Hương lĩnh" (đồi nhớ quê). Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng.Quỷ hồn đến trước địa phủ báo cáo, rất nhớ mong người thân nơi dương thế. Dù cho quỷ sai giận dữ quát mắng, vẫn nhất quyết muốn lên Vọng Hương đài nhìn về quê nhà, khóc lớn một trận mới hết hy vọng và đi đến "Âm tào địa phủ".5.4 Phong Đô Quỷ ThànhRời khỏi Vọng Hương Đài, hai bên Hoàng Tuyền đã không còn sắc đỏ của hoa Bỉ Ngạn chiếu sáng, lúc này âm hồn phải nương theo ánh sáng từ đèn lồng do quỷ sai cầm để dẫn đường, từng tốp âm hồn theo sau những đốm sáng le lói, nhìn từ xa rất giống cảnh thả đèn trời hay thả đèn hoa trên sông ở dương thế. Đi không biết bao lâu sẽ thấy một ngọn núi lớn màu đen sừng sững cao không nhìn thấy đỉnh, xung quanh âm khí dày đặc tựa mây, lưng chừng có một tòa thành nơi vô số ánh đèn hội tụ, đó chính là Phong Đô Quỷ Thành.Phong Đô Quỷ Thành là toà thành duy nhất ở cõi âm, nơi ngự trị của những vị quỷ thần cai quản địa phủ và cũng là nơi trú ngụ của các âm hồn không phải chịu phạt hoặc đã hết kỳ hạn thụ án tại các tầng địa ngục nhưng chưa tới lúc đầu thai. Phong Đô nằm giữa lưng chừng La Phong sơn, ngoài những cung điện bên ngoài còn có những cung nằm sâu phía trong núi. Quần thể kiến trúc ở trong thành là do niệm tưởng của âm hồn hoá thành, không cố định, chỉ có những nơi làm việc của quỷ thần là thật sự tồn tại, tiêu biểu như: Lục thiên cung, Thập điện Diêm La, hai cổng Nam Bắc thiên môn, Uổng Tử Thành...Uổng Tử Thành nằm bên phải của Điện thứ mười. Thế gian hay lầm nghĩ rằng, những người bị tai nạn chết bất ngờ đều phải vào trong thành này nhưng điều đó không đúng. Vào trong Thành Uổng Tử này, chỉ có những người "Trung hiếu tiết nghĩa, xả thân vì nước" (tận trung báo quốc), hoặc tử tiết thành thần. Vì chết bất ngờ nên chưa thẩm định kịp, phải tạm thời ở đây, chờ ngày để đầu thai nơi phúc địa hoặc được phong thần. Như vậy, đây là nơi dành riêng cho những người tốt ở tạm chờ xét. Đó mới đúng là nghĩa của Uổng Tử Thành.Tới kỳ hạn đi đầu thai, âm hồn sẽ do quỷ sai dẫn đường theo Nam thiên môn rời khỏi Phong Đô, tiếp tục bước trên đường Hoàng Tuyền để đến Chuyển Sinh Đài.5.5 Đình Mạnh BàĐi trên đường Hoàng Tuyền không biết trải qua bao lâu, dần dần hai bên đường lại xuất hiện sắc đỏ rực rỡ của hoa Bỉ Ngạn càng lúc càng dày đặc, phía trước nghe như có tiếng nước chảy cuồn cuộn xen lẫn với tiếng kêu khóc. Đi thêm một lát thì xuất hiện một dòng sông cực lớn, nước chảy xiết, chỉ duy nhất có một chiếc cầu bắc qua, đầu cầu có một ngôi đình nhỏ bốn phía không có tường vây, bên trong có một bà lão ăn mặc giản dị đang đứng bên một chiếc nồi lớn, tay không ngừng múc từng muôi canh cho vào chén và đưa cho âm hồn. Đó là Đình Mạnh Bà nơi đầu cầu Nại Hà – nơi chuyên phát canh Mạnh Bà cho các âm hồn uống trước khi đi đầu thai.Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Mỗi một âm hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không được qua cầu Nại Hà và không được chuyển sinh.Mỗi một người trong dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời của bản thân người ta khi còn sống. Mỗi một người khi còn sống, đều sẽ chảy nước mắt: hoặc vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương... Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ đi đến đầu cầu Nại Hà sẽ cho họ. Uống canh Mạnh Bà rồi, có thể quên đi hết thảy sầu khổ, buồn vui nơi trần thế. Những người mong nhớ, những người thống hận, đời sau đều sẽ là người xa lạ.Không phải mỗi người đều sẽ cam tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà. Bởi vì một đời này, sẽ luôn có người từng yêu không muốn quên đi. Mạnh Bà sẽ nói với họ: "Nước mắt ngươi rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu ngươi dành cho người đó vậy". Giọt nước mắt cuối cùng chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.5.6 Tam Sinh thạchBên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh tên Tam Sinh thạch (đá ba đời), chữ trên đá đỏ như máu, mặt trên có khắc bốn chữ lớn "Tảo Đăng Bỉ Ngạn" (sớm đến bờ bên kia). Tương truyền rằng, tảng đá này ghi chép lại kiếp trước, kiếp này và kiếp sau của mỗi một người. Nhân của đời trước, quả của kiếp này, duyên khởi duyên diệt, đều chất chồng mà khắc trên tảng đá ba đời.Trăm nghìn năm nay, nó đã chứng kiến sầu khổ và mừng vui, bi ai và hạnh phúc, nụ cười và nước mắt, cho đến hết thảy những món nợ và những tình cảm phải trả của tầng tầng lớp lớp chúng sinh.5.7 Vong Xuyên hàVong Xuyên hà còn gọi "Tam Đồ hà", chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và âm phủ. Sông này là một nhánh từ U minh đại hải ở cực Bắc chốn địa ngục chảy ra vòng quanh địa vực âm phủ, tương đương ranh giới chính thức cõi âm, phàm là muốn vào hay ra khỏi chốn âm phủ thì đều phải qua nơi này. Nước sông mênh mông, trên mặt phủ đầy âm khí, lúc thì đen ngòm, lúc thì đỏ sậm như máu, chảy cuồn cuộn, mùi thì tanh hôi, hoặc là lạnh như băng tuyết, hoặc là nóng như lửa thiêu, tùy thuộc vào nghiệp chướng của từng người, sẽ có độ nông sâu khác nhau, cũng có người bị nước ngập đến đầu, có người thì đến eo, đến mu bàn chân, nơi đó có rắn độc, yêu quái thò đầu, há to miệng, tùy nó thích gặm thịt hay thích hút máu, nơi đó đã đi thì đừng nghĩ chuyện quay lại.Truyền thuyết có kể lại, vì để kiếp sau có thể gặp lại người mình yêu thương nhất trong kiếp này, âm hồn có thể không uống canh Mạnh Bà nhưng đổi lại phải nhảy vào Vong Xuyên hà, đợi đến nghìn năm mới có thể đầu thai. Trong nghìn năm đó, âm hồn hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên cầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, mình thấy họ, nhưng họ lại không thấy mình.Trong nghìn năm đó, âm hồn sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này hết lần này đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, mình thấy họ, nhưng họ lại không thấy mình, nhìn người ấy uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, một lần lại một lần bước vào luân hồi, còn bản thân phải chịu sự thống khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà. Sau nghìn năm, nếu như lòng nhớ nhung của âm hồn không hề giảm đi, còn có thể nhớ được chuyện của đời trước, vậy thì có thể trở lại nhân gian để tìm kiếm người mà mình yêu nhất.5.8 Cầu Nại Hà"Đi qua đầu cầu Nại Hà, một đi không ngoảnh đầu nhìn lại. Làm người dễ dàng làm người khó, trên cầu Nại Hà phân âm dương, đi một lần cầu Nại Hà, liền giống như trải qua một lần sinh tử kiếp, trên cầu người, có lẽ đang ở tự hỏi cuộc đời sự."Về hình dạng của cầu Nại Hà có rất nhiều truyền thuyết, nhưng đặc điểm chung thường được truyền lại thì Nại Hà là một cây cầu không lớn chỉ vừa đủ từng người đi qua, cầu có hình vòm, có hoặc không có thành cầu, rất cheo leo và khó đi. Bên dưới cầu là dòng Vong Xuyên có vô số cô hồn dã quỷ không được đầu thai đang phải chịu đủ thống khổ dày vò không được giải thoát.Đứng bên đầu cầu hay thậm chí đi trên cầu cũng không thể nhìn thấy được phía bên kia cầu là cảnh sắc gì, chỉ thuần một bóng tối tĩnh mịch. Âm hồn khi đã bước lên Nại Hà lầ đồng nghĩa với đã uống canh Mạnh Bà và quên đi hết thảy mọi ký ức, lúc này âm hồn chỉ theo bản năng mà đi.Đi qua hết cầu Nại Hà sẽ gặp một ngã ba, theo sự phán quyết trước đó của Diêm Vương mà âm hồn sẽ chịu sự dẫn dắt của một loại lực lượng vô hình để đi theo hai con đường khác biệt: một hướng sẽ dẫn đến Chuyển Sinh Đài, còn hướng còn lại chính là đi xuống 18 tầng địa ngục nơi các âm hồn bị trừng phạt.5.9 Chuyển Sinh ĐàiChuyển Sinh Đài được nhắc đến khá nhiều trong Phật Giáo. Hình dáng thường thấy là một miệng giếng hình tròn cực lớn, trên bề mặt bao phủ ánh sáng và không thấy rõ được phía dưới. Phía trên cao của miệng giếng là một bánh xe lớn có nhiều hình vẽ được chia làm sáu phần tương ứng với sáu cõi luân hồi, đó là cõi Trời, cõi A tu la, cõi Người, cõi Địa ngục, cõi Ngạ quỷ và cõi Súc sinh. Đó chính là Chuyển Luân Xa hay Bánh Xe Luân Hồi.Mỗi khi một âm hồn tiến đến Chuyển Sinh Đài, Chuyển Luân Xa sẽ tự động xoay chuyển đến phần tương ứng với nghiệp quả của âm hồn khi còn sống, âm hồn khi này sẽ bị kéo vào giếng và tái sinh trên dương gian vào những cõi khác nhau. Mặc dù được gọi là sáu cõi luân hồi nhưng thực chất chỉ có bốn cảnh giới sống vì những chúng sinh ở cõi trời và cõi a-tu-la sống cùng một cảnh giới và những chúng sinh ở cõi người và chúng sinh ở cõi súc sinh sống cùng một cảnh giới.Quá trình đi xuống cõi âm của những người bình thường sau khi chết là như trên, nhưng những người tu hành thì có sự khác biệt. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được đưa đến thế giới do một vị Phật của pháp môn đó cai quản ví dụ như thế giới Tây Phương Cực Lạc, thế giới Lưu Li, thế giới Liên Hoa, thế giới Pháp Luân... Những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình này mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục và chịu khổ hình cho đến vô vàn kiếp sau không bao giờ dừng.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz