ZingTruyen.Xyz

De Thi


TRƯỜNG TH SUỐI NHO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: 2017 - 2018

Lớp: 4 . . . . Môn: Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU ( 6 điểm )

I. Đọc thầm bài văn sao và trả lời câu hỏi

Đọc thầm bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi

ĐÁNH TAM CÚC

Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,...tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,...chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào...

Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết...và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa...

Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp...Con chui sấp, con lật ngửa... Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng...Mỗi lúc được ăn "kết", chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc " cả làng " cười phá lên vì tướng bà bị ...té re... làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

Tiền đánh tam cúc chỉ là , vậy mà mọi người say mê lạ.

Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm...làm chị xao xuyến một điều gì...

Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh.

Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng Một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào...

Theo Băng Sơn

Khoanh vào ch cái đặt trước câu trả lời đúng thực hiện theo yêu câù

1. Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào (0,5đ – M1)?

A. Vào ngày Ba mươi Tết.

B. Vào sáng mùng một Tết.

C. Vào tối mùng một Tết.

2. Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi (0,5đ – M1)?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi.

B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong.

C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi.

3. Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc trong câu chuyện (0.5đ – M1) ?

A. Con tượng vàng, con mã điều con tốt

B. Con pháo, con xe, con heo

C. Con tượng vàng, con mã điều, con tốt, con pháo, con xe

4. Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện (0.5đ – M2)?

A. Gọi một - gọi đôi - tứ tử trình làng - ăn kết.

B. Gọi đôi – gọi ba – ăn kết – kết ba.

C. Gọi ba – tứ tử trình làng – kết ba.

5." Đánh tam cúc" Trò chơi rèn luyện: (0.5đ – M2)?

A. Rèn luyện sức mạnh

B. Rèn luyện trí tuệ

C. Rèn luyện khéo léo

6. Sau khi tìm hiểu bài "Đánh tam cúc" em hãy cho biết nội dung chính của bài ?(1đ – M3):

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7. Nhóm từ nào dưới đây là động từ ?

A. Chạy, bay, nhảy

B. Nhà, chạy, đi

C. Bay, chạy, cam

8. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi (0.5đ – M2):

A. Bạn có thích đánh tam cúc không?

B. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?

C.Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?

9. Câu "Con đã về đấy ư ?"được dùng để làm gì ?

A. Dùng để hỏi

B. Dùng để yêu cầu, đề nghị

C. Dùng thay lời chào

10. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được thành công.(0,5 - M4)

.............................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................

II. Đọc thành tiếng (4 điểm) (đọc 3 điểm và trả lời câu hỏi 1 điểm)

Học sinh đọc 1 trong 3 bài sau và trả lời câu hỏi

Bài 1: Ông trạng thả diều (Từ đầu....thì giờ chơi diều)

Câu hỏi: Tìm những từ nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

Bài 2: Người tìm đường lên các vì sao (Từ đầu ..... mình chỉ tiết kiệm thôi)

Câu hỏi: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?

Bài 3: Cánh diều tuổi thơ (ban đêm....hết)

Câu hỏi: Cánh diều ban đêm có gì đặc biệt

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Viết chính tả (3 điểm)

Bài viết

ĐÀ LẠT

Không đâu như ở Đà lạt, thiên nhiên đã ưu đãi quá nhiều kể cả khí hậu lẫn cảnh quan. Những ai đã từng đến nơi đây một lần sẽ cảm nhận được không khí mát lành như thế nào, sáng sớm thức dậy bước ra ngoài bạn có cảm tưởng như mình vừa rời khỏi chăn êm nệm ấm thì ai đó đã quẳng mình rơi vào trong một chiếc tủ lạnh khổng lồ, cái tủ lạnh đó không tối tăm như những điều bình thuờng mà nó mang một cảm giác vừa lạ vừa sảng khoái. Hít một bầu không khí no căng lồng ngực bạn sẽ thấy ngày hôm nay sao đẹp một cách lạ lùng. Cái hơi lạnh buổi sáng mang đến cho bạn một sự tinh khiết, tinh khiết đến thanh cao và bình dị. Nếu đã lạnh không thì chưa đủ vì cái lạnh đến ở một nơi hoang sơ và hẻo lánh, một nơi không có sự sống của con người và thực vật thì cái lạnh đó chỉ gợi lên một hình ảnh đạm trong một không khí buồn tẻ cô liêu.

II. Tập làm văn (7 điểm)

Hãy tả một đồ chơi mà em thích.


BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI KÌ I

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm

Câu 1: C – 0,5 điểm Câu 2: A – 0,5 điểm

Câu 3: C – 0,5 điểm Câu 4: A – 0,5 điểm

Câu 5: B – 0,5 điểm Câu 6:

Câu 7: A – 0,5 điểm Câu 8: C – 0,5 điểm

Câu 9: C – 0,5 điểm

Câu 10 (1đ)

II. Đọc thành tiếng (4 điểm): (Đọc thành tiếng: 3 điểm, trả lời câu hỏi: 1 điểm)

- Học sinh đọc rõ ràng, lưu loát và diễn cảm đạt 3 điểm

- Học sinh đọc rõ ràng, lưu loát nhưng chưa diễn cảm đạt 2 điểm

- Học sinh đọc chậm, không rõ ràng, phát âm sai đạt 1 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả:

1. Nghe – viết: 3 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chỡ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 1 điểm.

- Lỗi chính tả 2 điểm

+ Sai 1 - 2 lỗi không trừ điểm

+ Sai từ 3 - 5 lỗi còn 1,5 điểm

+ Sai từ 5 - 7 lỗi còn 1 điểm

+ Sai hơn 7 lỗi trừ hết điểm

II. Tập làm văn:

- HS viết đúng được bài có đủ:

+ Mở bài: Giới thiệu đồ chơi: 1 điểm

+ Thân bài: Tả bao quát đồ chơi, tả từng bộ phận đồ chơi: 4 điểm

+ Kết bài: Nêu tình cảm với đồ chơi: 1 điểm

- Trình bày, chữ đẹp : 1 điểm

- Tùy mức độ HS viết bài mà GV trừ điểm

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz