Ban Mai
Trở lại với cảm giác ở đâu cũng sẽ khiến người ta tò mò và nhòm ngó, tôi thích ứng rất nhanh. Những bài học diễn xuất, những lối ứng xử vừa lịch sự vừa kín đáo khiến tôi gây được sự thiện cảm ngay sau khi bộ phim truyền hình 20 tập "Công chúa biển cả" được công chiếu. Báo chí giành những từ hoa mĩ nhất nói về một "thần đồng", "quốc bảo" mà đến tôi đọc cũng không nhận ra bản thân. Cảm giác được ca ngợi tuyệt vời hơn tôi tưởng. Hình ảnh trước đây của tôi thường bị chỉ trích, thậm chí lấy làm răn đe cho giới trẻ. Hiện tại, tôi được nêu thành một tấm gương, là thần tượng cho mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Khoảng cách này đâu phải dùng một đơn vị là có thể tính toán ra.Sau 6 tháng theo đoàn làm phim rong ruổi trên từng bãi biển và hoàn thành bộ phim đánh dấu bước đầu vào nghề, tôi từ biệt những làn nước xanh thẳm và bãi cát vàng trải dài trở về với thành phố. Đón chào tôi là một sự kiện không mấy vui vẻ, bố mẹ tôi đã chính thức ly dị rồi. Các thủ tục đã được giải quyết xong xuôi, việc còn lại cần tôi quyết định chỉ là chọn cho mình người giám hộ cho 11 năm tới, khi tôi đủ 18 tuổi. Tôi nhìn hai người phía đối diện một hồi dài, chỉ là nhìn vậy thôi quyết định tôi đã có từ trước đó rất lâu.- Con ở với ... bố hay mẹ?Bố hỏi bằng giọng gần như là thầm thì. Mặc cảm, chắc chắn là như vậy. Dưới ánh nhìn soi xét của tôi khiến bố mẹ mặc cảm không ít.- Chuyện nên kết thúc như vậy, hai người dằn vặt nhau cũng quá đủ rồi. Tôi nhự nhàng nói.
Hai vị phụ huynh rùng mình một cái, nhìn tôi một cách trân trối. Có phải ngạc nhiên một cách khoa trương như vậy không? Bọn họ cũng như tôi, đều tự hiểu điều đó trong lòng. Chỉ là sự thật trần trụi bị một đứa trẻ nói toạc ra khiến cuộc hôn nhân này trở nên xấu xí và tội lỗi đến vô cùng. Đây là kết cục, cũng là cách giải thoát cho cả ba bên.
- Con sẽ không ở với hai người – thấy vẻ phản đối của hai người, tôi thản nhiên nói tiếp- để cho con nói hết đã. Con cần một người cho con chút tình thương mà chẳng ai trong hai người có thể làm tốt phận sự đó. Một người đặt hết tâm tư vào những thú vui chơi hưởng lạc còn một người sẽ dành trọn trái tim cho một gia đình mới. Con nghĩ mình không thể thành gánh nặng của ai cả. Con sẽ đón bà nội dưới quê lên ở cùng, bà sẽ làm người giám hộ của con. Còn phí nuôi nấng sau này, coi như con tặng hai người làm tiền dưỡng lão.
Hai người rất giận, tôi biết mình đã nói ra những lời hỗn xược đến bực nào. Dù sao thì họ cũng là người cho tôi sinh mệnh và hình hài này, nhưng tại sao phải ru nhau trong một thứ tình cảm giả dối trong khi sự thực phơi bày như chọc vào mắt người ta như vậy?
Lòng kiêu hãnh của họ bị tổn thương, lối sống thiếu trách nhiệm của họ bị vạch trần khiến họ vừa tức vừa giận nhưng thứ lương tri phức tạp còn sót lại khiến họ không thể nào cho tôi ăn đòn được vì đã nói ra sự thực đắng lòng ấy.
Vị chánh án theo dõi câu chuyện gia đình tôi với một thái độ thú vị, con người luôn tò mò trước những nỗi bất hạnh của người khác và bao giờ người ta cũng cho mình cái quyền ưu việt hơn người. Nhưng kệ ông ta với lối suy nghĩ vớ vẩn đó, tôi vung tay kí vào mớ văn bản pháp lí đặt trên bàn. Tiền nuôi dưỡng vẫn phải nhận, theo quy định, nhưng chẳng ai bắt buộc tôi không được hoàn lại chúng nguyên vẹn với lần phong bì bên ngoài chưa được bóc mở.
Tôi không muốn dính dáng tài chính với bất kì ai nữa, kể cả những người thân thuộc nhất về mặt huyết thống cũng không.
Nếu nói một người có thể đăt bàn chân vào cái chỗ chứa nhỏ hẹp mang tên tình cảm của tôi thùi người đó chỉ có thể là bà nội. Là một bà lão thôn quê điển hình, bà không muốn rời ngôi nhà ngói với mấy đàn gà của bà đi đâu cả nhưng tình thương đối với đứa cháu gái khiến bà khăn gói lên thành phố ngay mà không một lời oán than.
Kiếp trước, ở với mẹ, tôi không được gần gũi với bà nhiều, bà thường gửi cho tôi chút quà quê , tuy chẳng giá trị là bao như cặp gà, tá trứng nhưng tôi biết với một bà già chẳng còn bao nhiêu sức lao động thì đó là tất cả những tài sản mà bà chắt chiu được. Bây giờ , khi đã có khả năng , hơn ai hết, tôi muốn lo cho bà một cuộc sống đủ đầy, không còn cân nhắc từng hào lẻ mỗi khi ra chợ hay cặm cụi còng lưng xới đất trong những cái nắng gắt của miền nhiệt đới nữa. Tôi gặp bà ở bến xe , người bà mang nét trẻ trung hơn hình ảnh trong kí ức khiến tôi vừa xót xa vừa vui sướng. Được một bàn tay thô ráp giữ chặt khiến cảm xúc của tôi không còn chênh vênh, lạc lõng nữa. Như biết được những nỗi ấm ức trong lòng đứa cháu gái nhỏ, bà lặng lẽ ôm tôi vào một vòng tay ấm áp.
Với mức catxe hiện tại , tôi chỉ đủ chi trả một cuộc sống bình thường cho hai bà cháu. Một bà già và một đứa bé cũng không tốn kém lắm, nhất là nơi ở do công ti đài thọ. Một căn nhà chung cư bậc trung thời bấy giờ tạm thời là chốn về của chúng tôi. Tôi biết bà buồn vì phải xa những cánh đồng, những người hàng xóm. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn muốn có bà ở bên, giống như một ngọn lửa trong đêm đông khiến tôi không còn cảm thấy chơ vơ và lãnh lẽo. Chỉ cần một, hai năm trôi qua, khi tôi xác định được vị trí của bản thân trong cuộc sống này, tôi sẽ trả bà về chốn cũ. "Làm ơn giúp con một lần" Tôi tự nhủ rồi cố gạt mặc cảm sang một bên.
Tôi đặt cặp sách sang ghế bên cạnh rồi dựa người ra sau nghỉ ngơi .Thật phí thời gian khi cứ một ngày lại bỏ ra 4 tiếng đến lớp ngồi lẩm bẩm vần và tập đọc trong khi tiến độ quay thì đang vào thời kì gấp rút. Nhưng chẳng có cách nào hơn khi mọi đứa trẻ cùng trang lứa với tôi bây giờ chẳng đứa nào thoát khỏi việc làm quen với những chữ viết và con số. Trong khi người lái xe phía trước đang cùng tôi ôn lại kịch bản cho buổi diễn hôm nay thì cô thợ trang điểm nhanh chóng tết cho tôi một mái tóc phù hợp. Khi dặm phấn, chị ta luôn không quên hỏi han:
- Hôm nay em muốn dùng màu gì?
Tôi hé mắt nhìn vào chiếc gương trong tay chị ta, một hình ảnh mệt mỏi do chạy xô và thiếu ngủ phản chiếu lại khiến tôi không vừa lòng:
- Màu nude đi chị, che bọng mắt thâm cho thật khéo. Em không muốn xuất hiện trong buổi thử vai với một quầng mắt sẫm màu.
Chị ta gật đầu, bắt tay vào công việc của mình. Từ khi vào nghề, tôi liên tục thay năm người thợ trang điểm mới cảm thấy hài lòng về người hiện tại. Chị ta tay nghề tuy không phải xuất sắc nhất nhưng luôn tôn trọng ý kiến cá nhân của tôi. Thường thì những người trước đó luôn gạt phắt đề nghị của một đứa trẻ rồi tô vẽ theo cảm hứng của họ khiến tôi bực điên lên với những phong cách kinh dị và lỗi mốt trên gương mặt mình sau đó. So về kiến thức chăm sóc và làm đẹp , tôi không thua bất kì người đàn bà nào. Tại sao tôi phải hợp tác với những người vừa không biết điều vừa chỉ sở hữu những kinh nghiệm non kém như vậy?
Khi chiếc Inova sáu chỗ đỗ xịch lại trước cổng chào của một khách sạn. Lài- người làm tóc và trang điểm cho tôi nhanh chóng bước xuống, kéo mạnh cửa sang một bên và tôi xuất hiện ngay sau đó với một bộ dáng không thể tuyệt vời hơn nữa.
Hai vị phụ huynh rùng mình một cái, nhìn tôi một cách trân trối. Có phải ngạc nhiên một cách khoa trương như vậy không? Bọn họ cũng như tôi, đều tự hiểu điều đó trong lòng. Chỉ là sự thật trần trụi bị một đứa trẻ nói toạc ra khiến cuộc hôn nhân này trở nên xấu xí và tội lỗi đến vô cùng. Đây là kết cục, cũng là cách giải thoát cho cả ba bên.
- Con sẽ không ở với hai người – thấy vẻ phản đối của hai người, tôi thản nhiên nói tiếp- để cho con nói hết đã. Con cần một người cho con chút tình thương mà chẳng ai trong hai người có thể làm tốt phận sự đó. Một người đặt hết tâm tư vào những thú vui chơi hưởng lạc còn một người sẽ dành trọn trái tim cho một gia đình mới. Con nghĩ mình không thể thành gánh nặng của ai cả. Con sẽ đón bà nội dưới quê lên ở cùng, bà sẽ làm người giám hộ của con. Còn phí nuôi nấng sau này, coi như con tặng hai người làm tiền dưỡng lão.
Hai người rất giận, tôi biết mình đã nói ra những lời hỗn xược đến bực nào. Dù sao thì họ cũng là người cho tôi sinh mệnh và hình hài này, nhưng tại sao phải ru nhau trong một thứ tình cảm giả dối trong khi sự thực phơi bày như chọc vào mắt người ta như vậy?
Lòng kiêu hãnh của họ bị tổn thương, lối sống thiếu trách nhiệm của họ bị vạch trần khiến họ vừa tức vừa giận nhưng thứ lương tri phức tạp còn sót lại khiến họ không thể nào cho tôi ăn đòn được vì đã nói ra sự thực đắng lòng ấy.
Vị chánh án theo dõi câu chuyện gia đình tôi với một thái độ thú vị, con người luôn tò mò trước những nỗi bất hạnh của người khác và bao giờ người ta cũng cho mình cái quyền ưu việt hơn người. Nhưng kệ ông ta với lối suy nghĩ vớ vẩn đó, tôi vung tay kí vào mớ văn bản pháp lí đặt trên bàn. Tiền nuôi dưỡng vẫn phải nhận, theo quy định, nhưng chẳng ai bắt buộc tôi không được hoàn lại chúng nguyên vẹn với lần phong bì bên ngoài chưa được bóc mở.
Tôi không muốn dính dáng tài chính với bất kì ai nữa, kể cả những người thân thuộc nhất về mặt huyết thống cũng không.
Nếu nói một người có thể đăt bàn chân vào cái chỗ chứa nhỏ hẹp mang tên tình cảm của tôi thùi người đó chỉ có thể là bà nội. Là một bà lão thôn quê điển hình, bà không muốn rời ngôi nhà ngói với mấy đàn gà của bà đi đâu cả nhưng tình thương đối với đứa cháu gái khiến bà khăn gói lên thành phố ngay mà không một lời oán than.
Kiếp trước, ở với mẹ, tôi không được gần gũi với bà nhiều, bà thường gửi cho tôi chút quà quê , tuy chẳng giá trị là bao như cặp gà, tá trứng nhưng tôi biết với một bà già chẳng còn bao nhiêu sức lao động thì đó là tất cả những tài sản mà bà chắt chiu được. Bây giờ , khi đã có khả năng , hơn ai hết, tôi muốn lo cho bà một cuộc sống đủ đầy, không còn cân nhắc từng hào lẻ mỗi khi ra chợ hay cặm cụi còng lưng xới đất trong những cái nắng gắt của miền nhiệt đới nữa. Tôi gặp bà ở bến xe , người bà mang nét trẻ trung hơn hình ảnh trong kí ức khiến tôi vừa xót xa vừa vui sướng. Được một bàn tay thô ráp giữ chặt khiến cảm xúc của tôi không còn chênh vênh, lạc lõng nữa. Như biết được những nỗi ấm ức trong lòng đứa cháu gái nhỏ, bà lặng lẽ ôm tôi vào một vòng tay ấm áp.
Với mức catxe hiện tại , tôi chỉ đủ chi trả một cuộc sống bình thường cho hai bà cháu. Một bà già và một đứa bé cũng không tốn kém lắm, nhất là nơi ở do công ti đài thọ. Một căn nhà chung cư bậc trung thời bấy giờ tạm thời là chốn về của chúng tôi. Tôi biết bà buồn vì phải xa những cánh đồng, những người hàng xóm. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn muốn có bà ở bên, giống như một ngọn lửa trong đêm đông khiến tôi không còn cảm thấy chơ vơ và lãnh lẽo. Chỉ cần một, hai năm trôi qua, khi tôi xác định được vị trí của bản thân trong cuộc sống này, tôi sẽ trả bà về chốn cũ. "Làm ơn giúp con một lần" Tôi tự nhủ rồi cố gạt mặc cảm sang một bên.
Tôi đặt cặp sách sang ghế bên cạnh rồi dựa người ra sau nghỉ ngơi .Thật phí thời gian khi cứ một ngày lại bỏ ra 4 tiếng đến lớp ngồi lẩm bẩm vần và tập đọc trong khi tiến độ quay thì đang vào thời kì gấp rút. Nhưng chẳng có cách nào hơn khi mọi đứa trẻ cùng trang lứa với tôi bây giờ chẳng đứa nào thoát khỏi việc làm quen với những chữ viết và con số. Trong khi người lái xe phía trước đang cùng tôi ôn lại kịch bản cho buổi diễn hôm nay thì cô thợ trang điểm nhanh chóng tết cho tôi một mái tóc phù hợp. Khi dặm phấn, chị ta luôn không quên hỏi han:
- Hôm nay em muốn dùng màu gì?
Tôi hé mắt nhìn vào chiếc gương trong tay chị ta, một hình ảnh mệt mỏi do chạy xô và thiếu ngủ phản chiếu lại khiến tôi không vừa lòng:
- Màu nude đi chị, che bọng mắt thâm cho thật khéo. Em không muốn xuất hiện trong buổi thử vai với một quầng mắt sẫm màu.
Chị ta gật đầu, bắt tay vào công việc của mình. Từ khi vào nghề, tôi liên tục thay năm người thợ trang điểm mới cảm thấy hài lòng về người hiện tại. Chị ta tay nghề tuy không phải xuất sắc nhất nhưng luôn tôn trọng ý kiến cá nhân của tôi. Thường thì những người trước đó luôn gạt phắt đề nghị của một đứa trẻ rồi tô vẽ theo cảm hứng của họ khiến tôi bực điên lên với những phong cách kinh dị và lỗi mốt trên gương mặt mình sau đó. So về kiến thức chăm sóc và làm đẹp , tôi không thua bất kì người đàn bà nào. Tại sao tôi phải hợp tác với những người vừa không biết điều vừa chỉ sở hữu những kinh nghiệm non kém như vậy?
Khi chiếc Inova sáu chỗ đỗ xịch lại trước cổng chào của một khách sạn. Lài- người làm tóc và trang điểm cho tôi nhanh chóng bước xuống, kéo mạnh cửa sang một bên và tôi xuất hiện ngay sau đó với một bộ dáng không thể tuyệt vời hơn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Xyz